LSO-Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ với các tỉnh thành trong cả nước và nước bạn Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh đã có mức tăng trưởng tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhất là lĩnh vực công nghiệp luôn có bước tăng trưởng khá, cơ cấu công nghiệp, dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng dần. Năm 2010, công nghiệp, xây dựng đã chiếm 21,08% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006- 2010 đạt 21,1%/năm. Một số khu, cụm công nghiệp bắt đầu hình thành, nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực này đã được xây dựng và bắt đầu phát huy hiệu quả.Sản xuất bát ăn cơm ở Công ty TNHH gốm xứ Hưng Thịnh, huyện Cao Lộc - Ảnh: Hoàng ViệtTheo số liệu thống kê của các ngành chức năng, năm 2008 toàn tỉnh có 3.876 cơ sở công nghiệp với tổng số lao động toàn ngành là...
LSO-Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ với các tỉnh thành trong cả nước và nước bạn Trung Quốc.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh đã có mức tăng trưởng tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhất là lĩnh vực công nghiệp luôn có bước tăng trưởng khá, cơ cấu công nghiệp, dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng dần. Năm 2010, công nghiệp, xây dựng đã chiếm 21,08% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006- 2010 đạt 21,1%/năm. Một số khu, cụm công nghiệp bắt đầu hình thành, nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực này đã được xây dựng và bắt đầu phát huy hiệu quả.
|
Sản xuất bát ăn cơm ở Công ty TNHH gốm xứ Hưng Thịnh, huyện Cao Lộc – Ảnh: Hoàng Việt |
Theo số liệu thống kê của các ngành chức năng, năm 2008 toàn tỉnh có 3.876 cơ sở công nghiệp với tổng số lao động toàn ngành là 14.348 người. Năm 2010 có trên 3.900 cơ sở với trên 15 nghìn lao động. Phân theo ngành công nghiệp, số lao động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ lệ 77,2%, ngành công nghiệp khai thác chiếm 12,5%, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt chiếm 10,3%. Nhìn chung, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có quy mô nhỏ, chỉ có một số ít doanh nghiệp có quy mô vừa như: Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, Công ty Cổ phần chè Thái Bình, Công ty TNHH Bảo Long…và một số cơ sở sản xuất gạch, đá, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản… Tuy nhiên, sản lượng sản phẩm của các doanh nghiệp này tương đối cao, chủ yếu hướng tới các thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu, vì vậy giá trị sản xuất công nghiệp luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành. Các cơ sở còn lại hầu hết quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế do thiết bị công nghệ chưa thực sự tiên tiến, nguồn nhân lực chưa cao và nguồn lực còn hạn chế. Dù vậy, trong giai đoạn 2001- 2010, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn có mức tăng trưởng tương đối cao, bình quân cả thời kỳ đạt gần 20%. Tỉ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần từ 6% năm 2001 lên gần 14% năm 2010. Riêng trong giai đoạn 2006- 2010 đạt trên 6.580.000 triệu đồng, tăng bình quân 21,1%/năm và thực hiện năm 2010 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006.
Với những khó khăn và thuận lợi trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Lạng Sơn trong giai đoạn 2001- 2010, giai đoạn 2011- 2020, cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chức năng trong tỉnh đã xác định: phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này không chỉ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn mà còn phải đáp ứng yêu cầu phát triển chung cho kinh tế, công nghiệp cả nước. Coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, liên tỉnh, liên vùng và liên ngành. Xây dựng mối quan hệ hữu cơ trên cơ sở chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng, lấy hiệu quả lợi ích kinh tế làm chất gắn kết, tránh đầu tư khép kín, trùng lặp và cạnh tranh không lành mạnh. Phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác nhau, phù hợp với định hướng chung, hình thành các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ các nhà máy lớn. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên của địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất điện năng…Song song với đó, tập trung phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Như vậy, với những thành quả đã đạt được và những mục tiêu cụ thể đã đề ra, công nghiệp Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển, tỉ trọng đóng góp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP của tỉnh, từ 14% năm 2010 lên khoảng 20% năm 2015 và 24% năm 2020; giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng từ 1.621 tỉ đồng năm 2010 lên 3.684 tỉ đồng năm 2015 và đạt 6.829 tỉ đồng năm 2020; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011- 2015 đạt 17,84%, giai đoạn 2015- 2020 đạt 13,14% và cả giai đoạn 2011- 2020 đạt 15,46%, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có trình độ và chất lượng cao.
Hoàng Huy
Ý kiến ()