LSO-Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh luôn có mức tăng trưởng khá và tương đối bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp (CN) và dịch vụ dịch chuyển theo hướng tăng dần; năm 2010, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm gần 22% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, quy mô, năng lực và giá trị sản xuất CN trên thực tế vẫn còn thấp, chưa xứng với khả năng thực tế.Sản xuất đá xây dựng tại xã Tân Mỹ, huyện Văn LãngTrong giai đoạn 2001- 2010, sản xuất CN- tiểu thủ CN trên địa bàn tỉnh đạt mức khá cao, bình quân cả thời kỳ là 19,86%; tỉ trọng CN trong GDP tăng từ 6% năm 2001 lên 13,33% năm 2010. Cơ cấu CN được phân theo 3 nhóm ngành chủ yếu là CN khai thác mỏ, CN chế biến, CN sản xuất và phân phối điện, nước. Đối với CN khai thác mỏ, giữa tháng 9/2011, khi làm việc với Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND...
LSO-Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh luôn có mức tăng trưởng khá và tương đối bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp (CN) và dịch vụ dịch chuyển theo hướng tăng dần; năm 2010, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm gần 22% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, quy mô, năng lực và giá trị sản xuất CN trên thực tế vẫn còn thấp, chưa xứng với khả năng thực tế.
|
Sản xuất đá xây dựng tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng |
Trong giai đoạn 2001- 2010, sản xuất CN- tiểu thủ CN trên địa bàn tỉnh đạt mức khá cao, bình quân cả thời kỳ là 19,86%; tỉ trọng CN trong GDP tăng từ 6% năm 2001 lên 13,33% năm 2010. Cơ cấu CN được phân theo 3 nhóm ngành chủ yếu là CN khai thác mỏ, CN chế biến, CN sản xuất và phân phối điện, nước. Đối với CN khai thác mỏ, giữa tháng 9/2011, khi làm việc với Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá: khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất phong phú, đa dạng về chủng loại nhưng lại khá ít về trữ lượng và hàm lượng.
Còn theo đánh giá của các ngành chức năng, ngoài than nâu có trữ lượng tương đối và nguồn đá vôi dồi dào, lên đến hàng tỉ m3, trên địa bàn tỉnh còn có một số loại khoảng sản khác như: sắt, bôxit nhôm, chì, kẽm, atimon, ba rít…được phân bố rải rác trong toàn tỉnh với trữ lượng thấp và đang được khai thác, chế biến với quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy, CN khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh thời gian qua chủ yếu vẫn là khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác than nâu phục vụ sản xuất điện.
Bên cạnh khai thác mỏ, ngành CN chế biến hiện đang chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất CN, tập trung vào một số lĩnh vực chính: nhóm chế biến nông lâm sản, lương thực, thực phẩm, chiếm 20% giá trị CN chế biến; nhóm chế biến vật liệu xây dựng, hoạt động tương đối ổn định và chiếm 35% cơ cấu, tập trung vào các loại hình sản xuất: xi măng, gạch, đá các loại; nhóm cơ khí, lắp ráp sửa chữa, sản xuất hàng tiêu dùng với các hoạt động lắp ráp linh kiện, phụ tùng xe máy, máy bơm nước, nồi cơm điện, sản phẩm nhựa…và chiếm 45% cơ cấu. Ngành CN sản xuất và phân phối điện nước trong thời gian qua là nhóm ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất.
Riêng trong năm 2010, lượng điện tiêu thụ đã đạt trên 300 triệu kWh/năm, cả giai đoạn 2006- 2010 tăng bình quân 12,5%/năm, nguồn điện được phân phối chủ yếu từ nguồn lưới điện quốc gia; đối với nước sạch sinh hoạt, hiện có mức tăng trưởng trên 10%/năm với nguồn cung cấp chủ yếu là nước từ các giếng ngầm, có tổng công suất đạt 27 nghìn m3/ngày đêm, riêng khu vực thành phố là 14 nghìn m3/ngày đêm.
Theo quy hoạch phát triển CN của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 có xét đến 2025, ngành CN khai thác mỏ sẽ tập trung vào khai thác chế biến, sản xuất những tài nguyên khoáng sản thế mạnh sẵn có tại địa phương theo hướng hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, sản phẩm; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Đối với ngành CN chế biến như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí luyện kim, thiết bị điện, điện tử, khai thác và chế biến khoáng sản… đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kỳ là 22,35%, giá trị sản xuất ước đạt 1.571.981 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 42,67% trong năm 2015 và đạt 3.169.215 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 46,41% năm 2020. Cũng theo quy hoạch, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện nước trong giai doạn 2011- 2020 cần tận dụng tối đa các nguồn đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức đầu tư như: ODA, BOT, liên doanh, cổ phần…
Trong đó, sản xuất và phân phối điện sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,67% trong giai đoạn 2011- 2015, chiếm 12,71% tỉ trọng trong ngành CN và đạt 11,57% trong giai đoạn 2015- 2020, chiếm tỉ trọng 11,85%; giá trị sản xuất cũng tăng từ 371.081 triệu đồng năm 2010 lên 468.172 triệu đồng năm 2015 và đạt 809.192 triệu đồng năm 2020. Sản xuất và phân phối nước được đầu tư mở rộng bằng nhiều hình thức. Thông qua việc xây dựng nhà máy xử lý nước có công suất 90 nghìn m3/ngày đêm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho các hoạt động tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này, giá trị sản xuất của ngành sản xuất và phân phối nước ước đạt 25.000 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,68% vào năm 2015 và 45.000 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,66% vào năm 2020
Trong thời gian tới, để ngành CN của tỉnh phát triển mạnh và chuyển dịch đúng hướng, các mục tiêu kế hoạch phát triển CN cần phải phù hợp và bám sát các mục tiêu, nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần tạo ra các cơ chế chính sách, thông thoáng để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư để phát triển, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất…mục tiêu đến năm 2020 CN sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển của tỉnh.
Hoàng Huy
Ý kiến ()