Tìm hiểu được biết, hàng năm, cả nước có rất nhiều chương trình đầu tư cho KHCN của địa phương, Bộ NN&PTNT và Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiều đề tài, dự án mang tính phối hợp cùng thực hiện. Ngành nông nghiệp và khoa học địa phương cũng vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu tính liên kết và đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, phân tán, hiệu quả thấp. Theo lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn, trình độ KHCN ở nhiều lĩnh vực như cây ăn quả, hoa, rau, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản… của tỉnh vẫn còn thấp, nhất là KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi rất trì trệ, cả về chất lượng con giống và chế biến. KHCN đóng vai trò quyết định đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát triển KHCN nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, tỷ lệ số đề tài nghiên cứu có kết quả được ứng dụng vào sản xuất đạt trên 70%; giá trị gia tăng trong nông nghiệp do KHCN đem lại đạt 40% vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 60%... Để đạt được mục tiêu trên thì trước tiên ngành nông nghiệp cần phải có những “đơn đặt hàng” cụ thể cho ngành khoa học, để từ đó các đề tài nghiên cứu sẽ sát với thực tiễn hơn. Nói một cách cụ thể, để có thể “công nghiệp hóa” nông nghiệp thì cần phải phát triển KHCN theo chiều sâu, lấy chất lượng và nhu cầu thực tiễn làm thước đo.
LSO-Ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với thách thức lớn là diện tích đất và lao động nông nghiệp giảm đi nhưng mục tiêu về sản lượng, chất lượng lại tăng lên. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHCN, phát triển những cở sở sản xuất mẫu và những mô hình trình diễn… để cho người dân thấy hiệu quả. Đồng thời, bằng lợi ích kinh tế khuyến khích người nông dân và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nói cách khác, thực tiễn đòi hỏi phải “công nghiệp hóa” sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện như: thực hiện việc chăn nuôi công nghiệp, hay cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quá trình canh tác, sản xuất theo hình thức canh tác hiện đại
Dự án trồng khoai tây theo phương pháp khí canh
Việc ứng dụng KHCN, khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất nông sản chính là những hoạt động gồm đổi mới máy móc dùng trong nông nghiệp và phương pháp canh tác, ứng dụng công nghệ di truyền, kỹ thuật canh tác, hệ thống tưới tiêu, chuồng trại… để đạt được hiệu suất kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tìm, liên kết và tạo ra các thị trường mới để tiêu thụ.
Tại Lạng Sơn, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong chọn, lai tạo giống, chuyển giao công nghệ đến với người dân là các nhà khoa học của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Đơn vị này đã thành công với mô hình trồng lan công nghệ cao thông qua việc đầu tư thiết bị nhà lưới dạng kín, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Ngoài Trung tâm ứng dụng, địa phương đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phải kể đến là thành phố Lạng Sơn, trên địa bàn thành phố hiện cũng có tới hàng trăm ha trồng rau an toàn ƯDCNC. Trong số đó, diện tích rau sản xuất quây lưới cho giá trị sản lượng từ 30 – 50 triệu đồng/ha đã có nhiều. Và có một điều tối quan trọng là việc tìm đầu ra cho sản phẩm rau an toàn đã được ngành khoa học, ngành nông nghiệp tỉnh, thành phố làm tốt, rau an toàn sản xuất đã tạo dựng được thương hiệu riêng. Những mô hình trên cho thấy ƯDCNC trong nông nghiệp là hướng đi phù hợp trong điều kiện sản xuất của Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng vào những năm sắp tới. Tuy nhiên, để nhân rộng được nhiều hơn nữa những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng “công nghiệp hóa” đó thì ngành nông nghiệp tỉnh cần vượt qua nhiều điểm yếu cố hữu. Trong 5 năm qua, đề tài khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều, trung bình mỗi năm có khoảng 10 – 20 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm các cấp được triển khai, tạo ra được nhiều giống cây trồng; lai tạo và chọn lọc thành công một số dòng, giống vật nuôi mới; một số quy trình công nghệ về bảo vệ thực vật… Tuy nhiên, thực tế hiệu quả thực hiện các đề tài, dự án KHCN nông nghiệp thời gian qua còn thấp. Nhiều đề tài sau khi nghiệm thu không triển khai được vào sản xuất do chất lượng kém và không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó, khâu sản xuất thử nghiệm nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm vào sản xuất hoặc đến với doanh nghiệp lại chưa được chú trọng đúng mức. Ông Chu Văn Đường, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, tập quán sản xuất nhỏ, manh mún và đặc biệt là bà con thường thích canh tác theo thói quen khiến các dự án khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt được thành công trong quy mô thử nghiệm. Cùng đó, do còn khó khăn, nguồn kinh phí của địa phương dành cho đầu tư vào lĩnh vực khoa học còn hạn chế nên các nghiên cứu KHCN nông nghiệp của tỉnh mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ lực mà chưa thể quan tâm đến một số sản phẩm công nghệ ứng dụng cho vùng sâu, vùng xa.
Tìm hiểu được biết, hàng năm, cả nước có rất nhiều chương trình đầu tư cho KHCN của địa phương, Bộ NN&PTNT và Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiều đề tài, dự án mang tính phối hợp cùng thực hiện. Ngành nông nghiệp và khoa học địa phương cũng vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu tính liên kết và đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, phân tán, hiệu quả thấp. Theo lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn, trình độ KHCN ở nhiều lĩnh vực như cây ăn quả, hoa, rau, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản… của tỉnh vẫn còn thấp, nhất là KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi rất trì trệ, cả về chất lượng con giống và chế biến. KHCN đóng vai trò quyết định đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát triển KHCN nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, tỷ lệ số đề tài nghiên cứu có kết quả được ứng dụng vào sản xuất đạt trên 70%; giá trị gia tăng trong nông nghiệp do KHCN đem lại đạt 40% vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 60%… Để đạt được mục tiêu trên thì trước tiên ngành nông nghiệp cần phải có những “đơn đặt hàng” cụ thể cho ngành khoa học, để từ đó các đề tài nghiên cứu sẽ sát với thực tiễn hơn. Nói một cách cụ thể, để có thể “công nghiệp hóa” nông nghiệp thì cần phải phát triển KHCN theo chiều sâu, lấy chất lượng và nhu cầu thực tiễn làm thước đo.
Trí Dũng
Ý kiến ()