LSO-Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần rút ngắn khoảng cách về thông tin, kiến thức giữa các vùng, các miền trong cả nước. Đối với nông dân, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ những thông tin trên mạng để nâng cao giá trị cuộc sống. Đưa thông tin nông nghiệp nói chung và những thông tin khác giúp nông dân cải thiện cuộc sống dựa trên nhu cầu của họ, điều này cũng giúp nông dân làm giàu lên từ nông nghiệp.Giảng viên tập huấn CNTT cho cán bộ, hội viên nông dânThực tế cho thấy, qua những thông tin trên mạng Internet, nông dân có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu, ấn phẩm tham khảo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó mà nhiều người nông dân đã giàu lên từ những mô hình sản xuất mà họ học từ trên mạng, có cái nhìn nhạy bén hơn và mạnh dạn hơn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây...
LSO-Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần rút ngắn khoảng cách về thông tin, kiến thức giữa các vùng, các miền trong cả nước. Đối với nông dân, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ những thông tin trên mạng để nâng cao giá trị cuộc sống. Đưa thông tin nông nghiệp nói chung và những thông tin khác giúp nông dân cải thiện cuộc sống dựa trên nhu cầu của họ, điều này cũng giúp nông dân làm giàu lên từ nông nghiệp.
|
Giảng viên tập huấn CNTT cho cán bộ, hội viên nông dân |
Thực tế cho thấy, qua những thông tin trên mạng Internet, nông dân có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu, ấn phẩm tham khảo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó mà nhiều người nông dân đã giàu lên từ những mô hình sản xuất mà họ học từ trên mạng, có cái nhìn nhạy bén hơn và mạnh dạn hơn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương, nắm bắt được những kỹ thuật mới, giá cả thị trường, các mô hình sản xuất giỏi đạt hiệu quả cao góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Ở tỉnh ta, trong những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giúp hội viên nâng cao kiến thức, chủ động trong sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trong 2 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Trung ương HND Việt Nam, HND tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn CNTT cho gần 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh; thành lập 2 câu lạc bộ “nông dân với internet” ở xã Gia Cát (Cao Lộc) và Hoàng Văn Thụ (Bình Gia), ở mỗi câu lạc bộ này được cấp một máy vi tính để nông dân thực hành. Tham gia lớp tập huấn và câu lạc bộ, cán bộ, nông dân đã được giảng viên của viễn thông trang bị cho những kiến thức cơ bản về CNTT; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng internet; kỹ năng tìm kiếm với google; cung cấp một số Website cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nông.
Theo một số hộ nông dân, việc sử ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Qua Internet, họ tìm được nhiều thông tin mới, kinh nghiệm hay; tạo được những mối liên kết trong sản xuất, kinh doanh, nguồn giống, kỹ thuật và bạn hàng…Bên cạnh đó, hội còn quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hội. Hiện nay, 100% cán bộ tỉnh hội có kiến thức tin học, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin – đây chính là sức mạnh tổng hợp, tạo sự thuận lợi cho hoạt động hội, trong đó có công tác thông tin, tuyên truyền.
Theo đồng chí Đinh Quang Thái,Trưởng Ban Tuyên huấn, HND tỉnh cho biết: “Qua thực tế về công tác tuyên truyền, vận động của hội cùng việc khảo sát nhu cầu sử dụng CNTT trong hội viên, số lượng người dân tiếp cận công nghệ thông tin rất khiêm tốn, việc tiếp cận các kho kiến thức để phục vụ cho sản xuất của họ rất khó khăn. Cho nên, để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT thời gian tới, HND mong muốn được cấp trên, các ngành liên quan hỗ trợ thực hiện xây dựng điểm ứng dụng CNTT tại một số địa phương; tập trung công tác đào tạo, tập huấn CNTT đến đối tượng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và chủ trang trại trên địa bàn tỉnh rồi từng bước nhân rộng ra các hộ nông dân xung quanh”.
Theo Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam đến năm 2020, để phát triển ứng dụng CNTT, phải xây dựng và phát triển công dân điện tử; từng bước đưa công nghệ thông tin vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị; người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, internet và các trang thông tin điện tử. Gần đây nhất là theo Quyết định 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung quy định Bộ Thông tin và Truyền thông: “Hướng dẫn HND Việt Nam tham gia các hoạt động truyền thông và giúp hội đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ của hội, tổ chức các hoạt động truyền thông, ứng dụng CNTT cho nông dân”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, HND tỉnh cũng chưa có được sự phối hợp từ các ngành liên quan để hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến CNTT cho nông dân.
Vì vậy, để đưa CNTT về nông thôn, đến với người nông dân cần tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận dịch vụ công nghệ thông tin nhanh hơn, rẻ hơn; tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phổ cập CNTT cho nông dân. Việc tạo các phần mềm ứng dụng, các nội dung số, phát triển nội dung thông tin cần thiết, phù hợp, nhanh chóng triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công nghệ và triển khai mô hình CNTT phù hợp với khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn cũng cần được cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhận thức kịp thời, đúng hướng. Đây chính là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()