Thứ 6, 27/12/2024 00:25 [(GMT +7)]
Công nghệ thông tin- khâu đột phá trong CCHC của ngành giáo dục
Thứ 2, 29/11/2010 | 08:53:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Thực hiện “Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010” của Chính phủ (Đề án 30) dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, trong những năm qua, ngành GD&ĐT Lạng Sơn đã hoàn thành rà soát đơn giản hóa TTHC, cắt giảm được 35,8% các thủ tục- vượt yêu cầu đề ra.
Có được kết quả trên, nguyên nhân chủ yếu là ngành đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý, điều hành, coi đó là khâu “ đột phá”giảm thiểu thời gian cho các thủ tục hành chính, giành nhiều thời gian cho công tác chỉ đạo chuyên môn.
Cán bộ văn phòng sở GD&ĐT sử dụng công nghệ thông tin trong giải quyết những vấn đề hành chính của ngành |
Trước hết, ngành đã kết hợp giữa công tác cải cách TTHC với việc thực hiện Chỉ thị số 55/2008 của Bộ GD&ĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008-2012”, nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Nhờ có sự phối hợp tốt với VNPT và Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel chi nhánh Lạng Sơn, ngành đã kết nối Intenet băng thông rộng tới các đơn vị trường học, đến hết tháng 5/2010 hoàn thành kết nối thêm cho 293 đơn vị trường, đưa số đơn vị, trường học có được sử dụng Intenet lên trên 90%, đảm bảo cho sự chỉ đạo điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời giữa Bộ GD&ĐT với Sở GD, giữa cơ quan Sở tới các phòng GD và các đơn vị trực thuộc qua hệ thống Email, đảm bảo thuận lợi cho việc cập nhật và xử lý thông tin, gửi và nhận báo cáo một cách nhanh nhất. CNTT đã góp phần giảm thiểu tối đa các cuộc hội họp, kinh phí cho in ấn, cước phí chuyển phát…có tác dụng thiết thực đơn giản hóa các thủ tục hành chính, làm tăng hiệu quả điều hành trong ngành. Do tính tiện lợi của nó, nên CNTT có vai trò quan trọng trong triển khai cải cách TTHC, Chính phủ điện tử, thực hiện tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý GD. Ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu, nên công tác pháp chế được triển khai và thực hiện kịp thời. Chất lượng soạn thảo văn bản, tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật được nâng lên. Ứng dụng CNTT trong lưu trữ, nên đã thực hiện tốt việc kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý các văn bản. Chỉ đạo rà soát các văn bản hành chính đã ban hành, điều chỉnh kịp thời và phù hợp trong việc xây dựng văn bản và điều hành thông qua hệ thống văn bản. Hằng năm, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của năm học; các chỉ thị về thi tốt nghiệp, tuyển sinh; chỉ thị về thực hiện cuộc vận động “Hai không”; soạn thảo và hoàn thiện Quy hoạch phát triển GD Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020 và các quy định khác như Quyết định sửa đổi bổ sung quy định về dạy thêm học thêm… Sự tham gia của CNTT đã giúp ngành thực hiện cải cách về tổ chức bộ máy hành chính từ cơ quan Sở GD&ĐT đến các phòng GD, các nhà trường và các đơn vị trực thuộc. Triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của ngành GD; gắn việc thực hiện nhiệm vụ của ngành với thực hiện cải cách hành chính của tỉnh trong từng giai đoạn. Để xây dựng bộ máy quản lý GD tinh gọn, hoạt động có hiệu quả cao, ngành đã tiến hành điều động, luân chuyển CBGV giỏi, đảm bảo biên chế vừa đủ để các hoạt động của bộ máy điều hành nhịp nhàng, hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý cũng như dạy và học như việc triển khai quản lý các kỳ thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp tuyển sinh…Xây dựng 3 đề án: Thành lập trang thông tin điện tử ngành GD&ĐT Lạng Sơn, xây dựng phòng họp trực tuyến, văn phòng điện tử và đang hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm CNTT trực thuộc Sở GD&ĐT. Triển khai ứng dụng các phần mềm ngân hàng đề, quản lý trường học, thời khóa biểu…phục vụ công tác quản lý cũng như dạy học bước đầu đạt hiệu quả. Nhiều đơn vị đã ứng dụng tốt các phần mềm quản lý trường học, nâng cao chất lượng quản lý chặt chẽ điểm số của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp loại học tập, báo cáo thống kê, lưu trữ và kết xuất thông tin.
Hiệu quả của CNTT trong việc nâng cao chất lượng quản lý GD, cải cách thủ tục hành chính trong ngành đã rất rõ ràng. Trong năm 2010, tiếp tục thực hiện Đề án 30, ngành đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong quản lý và cải cách TTHC; tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, trao đổi công tác qua mạng Intenet; tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong ngành; tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thông tin nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng để nâng cao năng lực điều hành và quản lý GD, giảm thiểu hơn nữa các TTHC theo lộ trình chung của tỉnh và của ngành.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()