Công nghệ LTE: Xa lộ rộng, lo vắng người đi
Dù mới chỉ là thử nghiệm, song với kết quả công nghệ di động TD-LTE có thể đạt tới tốc độ tải xuống 80 Mbps, tải lên 20 Mbps, thậm chí còn hơn khiến các chuyên gia đánh giá đây là mức siêu khủng. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, với một “xa lộ” thênh thang như vậy, ngành viễn thông Việt Nam sẽ có những “phương tiện” nào đi trên đó?
Xa lộ rộng…
Đầu tháng 10 vừa rồi, hãng viễn thông Ericsson Việt Nam đã phối hợp với Cục Tần số Vô tuyến điện của Bộ Thông tin và Truyền thông trình diễn công nghệ LTE – công nghệ tiền 4G trước sự chứng kiến của đại diện của Bộ cùng các mạng di động Việt Nam.
Chuyên gia của Ericsson cho biết, nếu như tốc độ của dịch vụ ADSL được cung cấp tại Việt
Cùng dịp này, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã công bố triển khai và lắp đặt thành công trạm BTS công nghệ LTE đầu tiên tại Việt Nam. Là một trong năm doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thử nghiệm dịch vụ công nghệ 4G với thời hạn giấy phép là 1 năm, ngay sau khi có được giấy phép, VNPT đã khẩn trương tiến hành thực hiện Dự án thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ LTE.
Trạm BTS công nghệ LTE đầu tiên của VNPT/VDC được đặt tại nhà Internet, lô 2A, làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội (trụ sở của công ty Điện toán và truyền số liệu VDC).
Nếu không có gì thay đổi, cuối tháng 10 này, việc lắp đặt các trạm BTS sẽ được hoàn thành trên địa bàn Hà Nội và doanh nghiệp sẽ cung cấp thử nghiệm dịch vụ.
Với thử nghiệm của mình, các chuyên gia VDC cho hay, LTE có thể đạt tốc độ tải xuống là 100 Mbps, tốc độ tải lên đạt 50 Mbps với băng thông 20 MHz; hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 0-15 km/h; vẫn hoạt động tốt với tốc độ di chuyển thuê bao từ 15-120 km/h; vẫn duy trì được hoạt động khi thuê bao di chuyển với tốc độ từ 120-350 km/h (thậm chí 500 km/h tùy băng tần).
Với tốc độ như vậy, khi triển khai LTE, ngành Viễn thông Việt Nam sẽ có được một “xa lộ” rộng hiện đại hứa hẹn sẽ mang tới cho khách hàng các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn như video, HDTV, giải trí trực tuyến, xem phim HD trên điện thoại di động và cả trên màn hình TV lớn…
Sẽ “đi” như thế nào?
Theo các chuyên gia, việc cấp phép thử nghiệm LTE ở thời điểm này là hoàn toàn thích hợp. Có thử nghiệm doanh nghiệp mới tính toán được sẽ triển khai những tiện ích gì từ công nghệvà sẽ phải bỏ ra mức chi phí như thế nào để có được sự cân đối hợp lý từ đầu tư đến bài toán kinh doanh, thu hồi vốn.
Nhưng câu chuyện triển khai LTE cũng lại đặt ra vấn đề, sẽ nên thử nghiệm bao nhiêu lâu? Bao giờ có thể thương mại hoá hay rồi LTE lại cũng đi vào bánh xe của Wimax tại Việt
Bàn về vấn đề này, một chuyên gia đã bày tỏ quan điểm, LTE chỉ nên là thử nghiệm, còn giờ, cần đầu tư phát triển là công nghệ 3G. Bởi bản thân các dịch vụ công nghệ 3G vẫn còn đang chưa khai thác hết các tiện ích của nó, huống hồ là LTE. Trên máy di động, những nhiều ứng dụng nội dung của 3G còn rất khiêm tốn.
“Hiện nay, việc triển khai 3G cũng mới chỉ góp phần hỗ trợ tốt cho thoại của 2G là chủ yếu thì với đặc điểm chủ yếu cung cấp dữ liệu, nếu LTE được triển khai hiện nay chẳng khác gì ta có một xa lộ rộng, hiện đại mà phương tiện đi trên đó còn hạn chế thì sẽ rất phí” – Vị chuyên gia này đánh giá.
Quan điểm của chuyên gia hoàn toàn có cơ sở và khiến cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải suy nghĩ, cân nhắc. Ngay cả phía cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này là Bộ Thông tin và Truyền thông khi đã cấp phép thử nghiệm dịch vụ công nghệ 4G cho doanh nghiệp vẫn đưa ra quan điểm, dù LTE có tốt như thế nào thì xét về phương diện kinh tế hiện nay vẫn chưa phải là thời điểm để triển khai dịch vụ LTE ở Việt Nam.
Thời điểm chín cho các dịch vụ tiền 4G và 4G phát triển được cho phải ít nhất từ năm 2012-2013 trở đi. Còn từ nay đến đó sẽ là một khoảng thời gian hợp lý để các doanh nghiệp đã được cấp phép thử nghiệm công nghệ có ý định thương mại hoá cần nhanh chóng tìm ngay lời giải cho bài toán dịch vụ nội dung, dịch vụ gia tăng phong phú, hẫp dẫn khách hàng… để LTE phát huy được đúng những sở trường đích thực của nó.
Ý kiến ()