Cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của châu Phi
Châu Phi từng được coi là khu vực chậm phát triển của thế giới. Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) tại khu vực này được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế nhìn nhận là khó thực hiện đúng hạn vào năm 2015. Chính vì vậy Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt cho quá trình phát triển ở châu lục này.Ngày 9/4, tại diễn đàn “Thập kỷ chuyển đổi của châu Phi” diễn ra tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia nhằm thảo luận tiến độ thực hiện các MDG tại châu lục này, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (ECA) Abdoulie Janneh, nêu rõ rằng nếu như 10 năm trước đây, tạp chí The Economist từng nhận định châu Phi là “lục địa vô vọng” thì ngày nay, sau 10 năm thực hiện chương trình của Liên hợp quốc "Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD)," chính tạp chí này đã ca ngợi “châu Phi đang trỗi dậy."NEPAD có vai trò then chốt...
Châu Phi từng được coi là khu vực chậm phát triển của thế giới. Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) tại khu vực này được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế nhìn nhận là khó thực hiện đúng hạn vào năm 2015. Chính vì vậy Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt cho quá trình phát triển ở châu lục này.
Ngày 9/4, tại diễn đàn “Thập kỷ chuyển đổi của châu Phi” diễn ra tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia nhằm thảo luận tiến độ thực hiện các MDG tại châu lục này, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (ECA) Abdoulie Janneh, nêu rõ rằng nếu như 10 năm trước đây, tạp chí The Economist từng nhận định châu Phi là “lục địa vô vọng” thì ngày nay, sau 10 năm thực hiện chương trình của Liên hợp quốc “Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD),” chính tạp chí này đã ca ngợi “châu Phi đang trỗi dậy.”
NEPAD có vai trò then chốt thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh chóng này của lục địa Đen cùng với sự đóng góp tích cực của các cơ quan Liên hợp quốc thông qua các ưu tiên: phát triển cơ sở hạ tầng, quản trị, phát triển xã hội và nguồn nhân lực, đô thị hóa, dân số và môi trường, an ninh lương thực và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ, hòa bình và an ninh, tiếp cận công nghiệp, buôn bán và thị trường, luật sư và truyền thông.
Liên hợp quốc, AU và các nước châu Phi cần thúc đẩy thập kỷ sắp tới như là thời kỳ củng cố và tăng cường hỗ trợ chương trình NEPAD. Nhiều nước châu Phi đã đạt được thành công trong thực hiện các MDG 2015, nhưng tiến bộ đạt được không đồng đều giữa các nước và các MDG. Vì vậy, tầm nhìn sau MDG 2015 cần tăng cường ý chí chính trị mạnh mẽ và xác định những ưu tiên đúng trong chương trình nghị sự phát triển.
Liên minh châu Phi nhấn mạnh tầm nhìn sau MDG 2015 bao gồm bốn ưu tiên: Một là, các nước châu Phi phải giữ vai trò quyết đoán hơn trong khi định hình chương trình phát triển sau MDG 2015 để hình thành tầm nhìn và chiến lược chung. Hai là, chương trình nghị sự sau MDG 2015 phải bắt nguồn từ các ưu tiên phát triển quốc gia với các mục tiêu phản ánh tốt hơn đặc thù của mỗi quốc gia. Ba là, châu Phi cần đầu tư vào thống kê để có thể xây dựng được hệ thống dữ liệu thống kê chất lượng, tương hợp và kịp thời phục vụ cho hoạch định chính sách. Bốn là, các nước châu Phi cần nhấn mạnh việc phát triển và thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia nhằm đạt được các khuôn khổ phát triển mới.
Các chính sách này cần tập trung vào những lĩnh vực then chốt như: đào tạo được đội ngũ lãnh đạo có năng lực xứng đáng để lãnh đạo quốc gia, quản trị tốt, huy động nguồn lực trong nước, việc làm cho phụ nữ và thanh niên, nâng cao năng lực quốc gia. Đổi mới và phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những giải pháp thực tiễn tốt nhất để khai thác tiềm năng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và phổ quát của châu Phi. Trong bối cảnh châu lục này đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng mới thì đây chính là chìa khóa khởi động hệ thống đổi mới làm trung tâm thúc đẩy phát triển.
Tại diễn đàn “Việc làm cho thanh niên, phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng phổ quát” do Ủy ban LHQ về kinh tế châu Phi (ECA), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO), Liên minh châu Phi (AU) và Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) vừa đồng tổ chứctại Nairobi (Kenia), Giám đốc Khoa học công nghệ và công nghệ thông tin của ECA, Aida Opoku-Mensah đã nhấn mạnh các biện pháp thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới để tạo điều kiện gắn kết các nguồn tri thức, các giá trị, môi trường kinh tế xã hội, xã hội và các thể chế, trong đó khoa học công nghệ và đổi mới là các động lực then chốt trong quá trình chuyển đổi kinh tế của châu Phi. ECA đã khởi động nhiều chương trình liên Phi như: “Khuôn khổ đổi mới châu Phi”, “Quỹ đầu tư khoa học công nghệ”, “Giải thưởng Đổi mới châu Phi”… để hỗ trợ các nhà khoa học, nhà sáng chế; thương mại hóa các phát minh của họ.
Trong những năm gần đây, công nghệ đã đóng vai trò then chốt để tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Phi. Từ năm 2009, công nghệ thông tin (ICT) đã chiếm 10% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nước như: Kenia, Senegal, Tunisia. Xuất khẩu dịch vụ ICT hiện đã chiếm hơn 15% tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ghini và Zambia.
ECA nhấn mạnh đầu tư vào đổi mới và khoa học công nghệ cần các nhà lãnh đạo quốc gia không chỉ có trình độ xứng đáng mà còn có phẩm chất trong sáng và liêm chính. Tương lai của châu Phi gắn với thanh niên, vì vậy, các trường đại học và các trường công nghệ cần đổi mới giáo trình giảng dạy phù hợp, đồng thời các chính phủ cần có chính sách rõ ràng để khuyến khích đổi mới và tài năng trong giới học thuật.
UNESCO khuyến khích tạo các cuộc đối thoại giữa các nước châu Phi về các quan điểm đa dạng về khoa học công nghệ, đổi mới, trong đó bao gồm các nguồn tri thức bản địa, tiềm năng của thanh niên cũng như các kỹ năng địa phương. Diễn đàn đối thoại này sẽ giúp định hình các chiến lược tăng cường hệ thống khoa học công nghệ và đổi mới nhằm phát huy cao nhất các nguồn tài nguyên như nước sạch, năng lượng tái sinh, y tế hiệu quả, việc làm và phát triển kinh tế.
AfDB và AU nêu rõ rằng vai trò quan trọng của giáo dục đại học cũng như nhu cầu cấp bách hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển, trong khi giáo dục tiểu học cần được phổ cập để làm nền tảng cho phát triển. Các nước châu Phi cần dành ít nhất 1% GDP cho nghiên cứu khoa học công nghệ .
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()