Ông Lô Tiến Sơn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khẳng định, xây dựng ĐSVH trong CNVCLĐ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp công đoàn vì nó góp phần nâng cao hiểu biết, xây dựng môi trường sống lành mạnh, tạo không khí thi đua sôi nổi trong CNVCLĐ. Qua đó, người lao động yên tâm công tác, lao động và học tập, cống hiến nhiều hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đặc biệt, đầu năm 2011, LĐLĐ tỉnh và Sở văn hóa- Thể thao & Du lịch đã xây dựng chương trình phối hợp hoạt động xây dựng ĐSVH trong CNVCLĐ giai đoạn 2011-2015. Trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa theo quy định.
LSO-Hàng năm, tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa toàn tỉnh luôn đạt từ 80% đến 90%. Kết quả trên cho thấy phong trào xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) đã phát huy hiệu quả tích cực, hình thành lối sống và nếp sống mới ở các môi trường làm việc, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao chất lượng công tác. Qua đó cũng cho thấy sự nỗ lực của các cấp công đoàn trong việc chỉ đạo thực hiện với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Thông qua cuộc vận động này, trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hóa của người lao động được cải thiện, tạo nên môi trường lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Người lao động tham gia biểu diễn tiết mục hát then
Trong những năm qua, hoạt động xây dựng ĐSVH cơ sở của tổ chức công đoàn đã được cụ thể hóa thành “Phong trào xây dựng ĐSVH trong CNVCLĐ” với 6 nội dung chủ yếu. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến luôn được, đặt lên hàng đầu. Đi đôi với công tác tuyên truyền, các cấp công đoàn còn chủ động tham gia cùng chính quyền, chuyên môn cùng cấp xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao, như: tủ sách pháp luật, khu tập thể, trạm y tế, nhà ăn tập thể… và bộ máy làm công tác văn hóa cơ sở cho người lao động, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí, chính sách đãi ngộ cho cán bộ công đoàn và người lao động khi tham gia hoạt động. Đồng thời vận động CNVCLĐ xây dựng khu tập thể văn minh, góp phần xây dựng môi trường lành mạnh ở các cộng đồng dân cư, nơi làm việc với các nội dung như: xây dựng gia đình mẫu mực; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; tham gia xây dựng khu dân cư tiên tiến; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp…
Cùng với đó, các cấp công đoàn còn tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp để tạo sân chơi, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người lao động. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cứ 2 năm một lần, “Hội thi thể thao CNVCLĐ” lại được tổ chức và thu hút sự tham gia, cổ vũ của đông đảo người lao động. Năm nay, cuộc thi “Tuyên truyền viên giỏi an toàn giao thông trong CNVCLĐ” tỉnh đã thành công tốt đẹp với giải nhất toàn đoàn thuộc về LĐLĐ thành phố; hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ” diễn ra sôi nổi với hơn 350 CNVCLĐ tham gia biểu diễn. Ngoài các hoạt động thường niên, các phong trào văn hóa văn nghệ nhân các ngày lễ lớn của dân tộc cũng diễn ra sôi nổi ở các đơn vị với tên gọi như: “Hội thi tiếng hát người giáo viên”; “Hội diễn văn nghệ quần chúng Công – Nông – Binh”… Hàng năm, các cấp công đoàn còn phát động phong trào thi đua yêu nước, ký giao ước thi đua, xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể, đôn đốc kiểm tra công tác thực hiện, lựa chọn các nội dung, hình thức phù hợp với từng ngành nghề, đơn vị, tổ chức lồng ghép vào các đợt thi đua ngắn ngày có hiệu quả. Đồng thời chú trọng công tác thi đua khen thưởng công nhân, lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, công tác; xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất.
Để tạo điều kiện cho CNVCLĐ tham gia xây dựng ĐSVH, các cấp công đoàn luôn quan tâm cải thiện đời sống vật chất, đảm bảo tiền lương, tiền thưởng, thực hiện nghiêm túc các chính sách pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, khai thác các nguồn lực để phát triển nhanh quỹ nhà ở cho công nhân. Qua 5 năm thực hiện chương trình “Mái ấm công đoàn”, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh đã tham gia hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 91 gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Riêng năm 2011, có hơn 15 ngàn nữ CNVCLĐ tích cực tham gia đóng góp quỹ Mái ấm công đoàn với tổng số tiền trên 219 triệu đồng. Chị Đoàn Thị Liễu, nhân viên cấp dưỡng của Công ty than Na Dương cho biết, chồng chị mất sức lao động, một mình chị phải nuôi 2 con nhỏ ăn học nên hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Nhờ được công đoàn công ty hỗ trợ, chị đã có điều kiện xây nhà mới, khang trang, sạch đẹp. Không chỉ có riêng chị mà còn có hơn chục công nhân được hưởng sự ưu đãi từ chương trình này. Chị và các đồng nghiệp ngày càng yêu nghề, gắn bó hơn với công ty và hăng hái thi đua sản xuất và tham gia các hoạt động phong trào.
Ông Lô Tiến Sơn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khẳng định, xây dựng ĐSVH trong CNVCLĐ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp công đoàn vì nó góp phần nâng cao hiểu biết, xây dựng môi trường sống lành mạnh, tạo không khí thi đua sôi nổi trong CNVCLĐ. Qua đó, người lao động yên tâm công tác, lao động và học tập, cống hiến nhiều hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đặc biệt, đầu năm 2011, LĐLĐ tỉnh và Sở văn hóa- Thể thao & Du lịch đã xây dựng chương trình phối hợp hoạt động xây dựng ĐSVH trong CNVCLĐ giai đoạn 2011-2015. Trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa theo quy định.
Mai Lan
Ý kiến ()