LSO-Theo đánh giá của LĐLĐ huyện Hữu Lũng, Công đoàn giáo dục (CĐGD) huyện là một trong những đơn vị làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Nhờ đó, cán bộ, giáo viên, lao động (CBGVLĐ) yên tâm công tác, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.Cơ sở vật chất Trường mầm non thị trấn Hữu Lũng được quan tâm đầu tư, tạo sân chơi bổ ích cho trẻÔng Nguyễn Quốc Trường, Chủ tịch CĐGD huyện Hữu Lũng cho biết, do đặc thù công việc, CBGVLĐ nữ luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 76 % tổng số lao động toàn ngành). Vì thế, công đoàn đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ lao động nữ, nhất là nữ giáo viên, tạo mọi điều kiện để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua của ngành. Trong năm học vừa qua, các chế độ chính sách như tiền lương, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ...
LSO-Theo đánh giá của LĐLĐ huyện Hữu Lũng, Công đoàn giáo dục (CĐGD) huyện là một trong những đơn vị làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Nhờ đó, cán bộ, giáo viên, lao động (CBGVLĐ) yên tâm công tác, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
|
Cơ sở vật chất Trường mầm non thị trấn Hữu Lũng được quan tâm đầu tư, tạo sân chơi bổ ích cho trẻ |
Ông Nguyễn Quốc Trường, Chủ tịch CĐGD huyện Hữu Lũng cho biết, do đặc thù công việc, CBGVLĐ nữ luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 76 % tổng số lao động toàn ngành). Vì thế, công đoàn đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ lao động nữ, nhất là nữ giáo viên, tạo mọi điều kiện để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua của ngành. Trong năm học vừa qua, các chế độ chính sách như tiền lương, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút; chế độ BHXH, BHYT; nghỉ việc, nghỉ hưu trí, thi đua khen thưởng… được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của CĐGD huyện, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật với các nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của đoàn viên công đoàn đã được các công đoàn cơ sở (CĐCS) quan tâm tổ chức thường xuyên.
Thông qua những buổi tuyên truyền, CBGVLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng đã có thêm những kiến thức bổ ích, cần thiết cho cuộc sống, cho quá trình lao động và học tập. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đoàn viên nữ, đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, công đoàn đã chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. Trong năm học 2010-2011, Phòng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện đã mở một lớp học tiếng Anh, thu hút khoảng 35 CBGV nữ tham gia. Đến tháng 9/2011, 100% cán bộ, nữ công chức đã được bồi dưỡng về chính trị, tin học và 84,8% cán bộ nữ được bồi dưỡng về ngoại ngữ.
Cùng với đó, các CĐCS đã vận động nữ nhà giáo thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa” gắn với xây dựng chuẩn mực người phụ nữ ngành giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành giáo dục. Đầu năm phát động, cuối năm bình xét thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích tốt. Từ đó đã tạo động lực thúc đẩy CBGVLĐ nữ nỗ lực vượt khó, thi đua “dạy tốt”, tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức, đồng thời chăm lo cho công việc gia đình, dạy dỗ con cái học tập tốt. Kết thúc năm học 2010-2011, CĐGD huyện đã bình xét danh hiệu thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cho 1.114/1.673 CBGVLĐ nữ (đạt 66,6%).
Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của công đoàn và thành tích đạt được, CBGVLĐ nữ còn gặp một số khó khăn, như: một số trường còn thiếu giáo viên nên chị em khó sắp xếp công việc để tham gia các hoạt động khác (hiện nay, cấp học mầm non của huyện đang thiếu khoảng 100 giáo viên); tiền lương không theo kịp sự biến động của giá cả thị trường; giáo viên vùng 3 gặp nhiều khó khăn về chỗ ăn, chỗ ở…
Mặc dù từ năm 2005, CĐGD đã duy trì quỹ “Xây dựng nhà công vụ” và xin hỗ trợ để mua sắm trang thiết bị làm việc cho giáo viên nữ và xây dựng được 11 phòng công vụ nhưng ở xã Tân Lập, Thiện Kỵ, nhà công vụ vẫn thiếu, không đảm bảo chất lượng. Ông Long Thế Ngô, Chủ tịch CĐCS xã Tân Lập cho biết, nhà công vụ của giáo viên Trường Tiểu học Tân Lập được xây dựng cách đây 6, 7 năm, giờ đã xuống cấp rất nhiều. Nhà chỉ có 7 phòng nhỏ, chật chội lại được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau (phòng hội đồng, giám hiệu, thư viện, phòng ở cho nhóm giáo viên trẻ).
Để khắc phục tình trạng này, ông Trường cho biết, thời gian tới, CĐGD huyện tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của ban nữ công ở các CĐCS; vận động nữ giáo viên ủng hộ quỹ “Mái ấm công đoàn” (đến hết tháng 10/2011 đã thu được hơn 20 triệu đồng); phối hợp với các CĐCS trường học tìm ra những trường hợp nữ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt ở các xã vùng 3; xây dựng kế hoạch phù hợp để hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho CBGVLĐ nữ sớm ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, học tập nâng cao trình độ, hướng tới mục tiêu “Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành giáo dục”.
Ngọc Hiếu
Ý kiến ()