Công điện số 4 về cơn bão số 5
Ngày 16/8, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn (PCLBTW – UBQGTKCN) tiếp tục có Công điện số 4 về cơn bão số 5, gửi Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi. Các tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung Công điện như sau: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 5 có xu hướng di chuyển về phía Tây, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng; vùng biển Bắc biển Đông và Bắc vịnh Bắc bộ gió...
Ngày 16/8, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương – Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn (PCLBTW – UBQGTKCN) tiếp tục có Công điện số 4 về cơn bão số 5, gửi Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi. Các tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nội dung Công điện như sau:
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 5 có xu hướng di chuyển về phía Tây, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng; vùng biển Bắc biển Đông và Bắc vịnh Bắc bộ gió sẽ mạnh hơn; bão có khả năng gây mưa to đến rất to tại các tỉnh miền núi phía Bắc gây lũ quét, sạt lở đất.
Đây là cơn bão mạnh và còn có thể có diễn biến phức tạp, để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Ban chỉ đạo PCLBTW – UBQGTKCN yêu cầu Ban chỉ huy PCLB và TKCN các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi t heo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão, thông tin kịp thời đến người dân để chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp; t ổ chức kiểm đếm tàu thuyền, thường xuyên giữ liên lạc, thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực ảnh hưởng của bão. Vùng nguy hiểm được xác định là vùng biển phía Bắc Vĩ tuyến 18; c ác tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi; có biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho cá, tàu du lịch, tài vận tải, lông bè nuôi trồng thủy sản.
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc: Rà soát cảnh báo đến từng địa bàn, các hộ dân ở vùng trũng thấp; sẵn sàng phương án và tổ chức sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, đặc biệt nơi có nguy cơ sạt lở đất, đá; b ố trí người canh gác, hướng dẫn người dân tại các khu cực các ngầm, đường qua suối, bến đò, những tuyến đường bị ngập để đảm bảo an toàn; k iểm tra hồ đập, nhà cửa kho tàng và các công trình đang thi công; chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đúng quy trình.
Đối với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ: Rà soát các công trình, nhà cửa khu vực bãi sông, sẵn sàng đối phó với khả năng nước sông lên cao; kiểm tra, rà soát có phương án tiêu nước đệm đề phòng mưa lớn gây ngập úng.
Các Bộ, Ngành, địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo PCLBTW-UBQGTKCN.
*Đến 19 giờ ngày 17/8, bão số 5 cách Móng Cái-Quảng Ninh khoảng 100km về phía Đông
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km, đi vào khu vực các tỉnh vùng núi Đông Bắc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 18/08, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 ngày 18/08, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 102,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt – Lào. Sức gió mạnh nhất vùng ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Hồi 19 giờ ngày 16/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 114,4 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 720 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. Vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) từ trưa mai (17/8), gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Ở các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng chiều tối và đêm mai có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh Bắc Bộ từ chiều và đêm mai có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()