Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012
Sáng 24/5 tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Cơ quan viện trợ Ai-len (Irish Aid) và Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012, với chủ đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”.Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc VERP và cũng là chủ biên của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 cho rằng những vấn đề của nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ chỉ giải quyết được nếu thực hiện triệt để quá trình tái cơ cấu, trọng tâm là 3 lĩnh vực: doanh nghiệp nhà nước (DNNN); hệ thống ngân hàng và đầu tư công.Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 (Ảnh: VT)Báo cáo chỉ ra rằng, mô hình tăng trưởng cũ theo chiều rộng của Việt Nam hiện nay không còn tạo đủ động lực cho tăng trưởng kinh tế. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, Việt Nam cần hướng tới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gia...
Sáng 24/5 tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Cơ quan viện trợ Ai-len (Irish Aid) và Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012, v ới chủ đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”.
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc VERP và cũng là chủ biên của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 cho rằng những vấn đề của nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ chỉ giải quyết được nếu thực hiện triệt để quá trình tái cơ cấu, trọng tâm là 3 lĩnh vực: doanh nghiệp nhà nước (DNNN); hệ thống ngân hàng và đầu tư công.
Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 (Ảnh: VT) |
Báo cáo chỉ ra rằng, mô hình tăng trưởng cũ theo chiều rộng của Việt Nam hiện nay không còn tạo đủ động lực cho tăng trưởng kinh tế. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, Việt Nam cần hướng tới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gia tăng hiệu quả nền kinh tế bằng những cải cách sâu sắc.
Về vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, Báo cáo đề xuất phân chia mức độ nắm giữ vốn tại các DNNN cổ phần hóa thành 4 nhóm như sau: Nhà nước nắm giữ 100% vốn tại các DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích, lĩnh vực đặc biệt mà Nhà nước không thể chia sẻ; Nhà nước sở hữu từ 65%-85% vốn trở lên tại các DNNN nhằm khống chế ngành mong muốn, phần còn lại dành cho đối tác chiến lược nhằm nâng cao chất lượng quản trị; Nhà nước sở hữu 30 – 51% hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, để khuyến khích hoặc thúc đẩy một số ngành, nhưng có một lộ trình thoái vốn rõ ràng. Đặc điểm của nhóm DNNN này là tham gia hoạt động vào những ngành trọng điểm mà nhà nước đã xác định một cách rõ ràng cần phải thúc đẩy phát triển trong quy hoạch chính sách công nghiệp tổng thể, có tính đến lợi thế so sánh và phân công lao động quốc tế. Phần vốn còn lại do các thành phần khác trong nền kinh tế nắm giữ; Nhà nước thoái vốn toàn bộ tại tất cả các DNNN còn lại.
Chỉ ra những yếu kém của đầu tư công của Việt Nam, theo TS. Nguyễn Đức Thành, đầu tư công của Việt Nam kém hiệu quả, lấn át đầu tư tư nhân trong khi tác động đối với tăng trưởng kém hơn so với đầu tư tư nhân. Cơ chế phân quyền đầu tư công giữa Trung ương và địa phương như hiện nay đã vô tình khuyến khích các địa phương “vẽ” ra nhiều dự án để có thể “xin” được càng nhiều ngân sách càng tốt. Quy hoạch chưa tốt, thiếu cơ chế giám sát nguồn vốn đầu tư, sử dụng kém hiệu quả, chồng chéo. Thiếu vắng mô hình hợp tác giữa nhà nước với tư nhân trong việc triển khai các dự án đầu tư công
Đồng thời TS. Thành cũng đưa ra những khuyến nghị như quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công. Cần tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.
Các dự án nhận ngân sách từ Trung ương cần có sự phê duyệt và giám sát từ cấp Trung ương. Xây dựng qui hoạch có tầm nhìn dài hạn, có liên kết vùng miền, và luật hoá việc duy trì qui hoạch. Xây dựng khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh hình thức PPP cho các dự án đầu tư công kéo dài nhiều năm, có tính phức tạp, và tạo ra loại dịch vụ có tính thương mại. Phát triển các cơ quan giám sát chuyên trách và nâng cao khả năng tham gia của cộng đồng vào việc giám sát các dự án đầu tư công.
Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 cũng đưa ra hai kịch bản cho nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2012. Ở kịch bản 1, dự báo tăng trưởng sẽ ở mức 4,42%, trong khi lạm phát năm 2012 ở mức khá thấp 4,57%. Kịch bản 2 lạc quan hơn khi mức lạm phát dự báo ở mức 6,18% và mức tăng trưởng GDP sẽ dừng lại ở mức 5,1%.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()