Công an Hải Dương chủ động phòng ngừa và tiến công tội phạm
Đội tự quản thông Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) bàn phương án bảo vệ an ninh - trật tự trong thôn ( Ảnh: Xuân Mai )Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Công an tỉnh Hải Dương liên tục bị động, chạy theo điều tra các vụ đối tượng sử dụng vũ khí, súng bắn đạn hoa cải hoạt động theo kiểu xã hội đen cướp của, giết người. Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, hai năm nay, an ninh trật tự ở Hải Dương đã ổn định. Sáu tháng đầu năm 2011, phạm pháp hình sự giảm 10,9% số vụ.Coi trọng phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hộiĐại tá Bùi Mậu Quân, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Gốc rễ của tình trạng lực lượng công an rơi vào thế bị động, chạy theo điều tra vụ việc, nhất là các vụ trọng án là do chúng tôi không làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, dẫn đến việc bỏ ngỏ địa bàn và hoạt động của tội phạm. Vậy nên, các đối tượng làm gì,...
|
Coi trọng phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội
Đại tá Bùi Mậu Quân, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Gốc rễ của tình trạng lực lượng công an rơi vào thế bị động, chạy theo điều tra vụ việc, nhất là các vụ trọng án là do chúng tôi không làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, dẫn đến việc bỏ ngỏ địa bàn và hoạt động của tội phạm. Vậy nên, các đối tượng làm gì, hoạt động ở những địa bàn nào công an không nắm được và nguy hiểm hơn là người dân coi việc chống tội phạm là nhiệm vụ của công an. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: 'Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu Công an biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của Công an'… nhưng vì xa dân nên công an xã, huyện và tỉnh Hải Dương luôn bị tội phạm 'bịt tai, che mắt' và lực lượng công an 'đơn thương, độc mã' trong công tác phòng, chống tội phạm.
Tìm ra nguyên nhân, Ban Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đã tổ chức các lớp đào tạo lại nghiệp vụ cơ bản của ngành công an cho cán bộ, chiến sĩ; thành lập hai ban chỉ đạo công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng an ninh và cảnh sát; 'khoán' địa bàn cho từng cán bộ, chiến sĩ; chủ động tiến công tội phạm ở các địa bàn trọng điểm. Tiếp đó nhân ra thành phố Hải Dương và các huyện Kinh Môn, Chí Linh, Cẩm Giàng. Điều quan trọng là lực lượng công an đã tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp, vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận, cùng người dân tham gia phong trào 'Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc'. Trên cơ sở từ năm 1994, các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện thực hiện hiệu quả 'Làng an toàn', năm 2010, Công an tỉnh tham mưu Tỉnh ủy ra Nghị quyết chuyên đề xây dựng 'Làng an toàn' và Chủ tịch UBND tỉnh ra chỉ thị các địa phương xây dựng 'Làng an toàn', 'Khu dân cư an toàn' 'Cơ quan, doanh nghiệp an toàn' và 'Trường học an toàn'… tạo nên một xã hội an toàn. Đề án này giao công an là lực lượng nòng cốt thực hiện và được UBND tỉnh Hải Dương cấp mười tỷ đồng để hoạt động.
Để thực hiện đề án, công an tỉnh giao công an các xã, huyện, thị trấn xuống các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, làng, xã tự xây dựng quy chế, hương ước thực hiện. Nhiều vụ khiếu kiện, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân từng bước được các tổ chức đoàn thể giải quyết 'tháo ngòi nổ' ngay tại làng, xã không để khiếu kiện vượt cấp lên huyện, lên tỉnh, góp phần ổn định tình hình, tạo sự chuyển biến tích cực tại các khu dân cư, giúp các cơ quan, doanh nghiệp và người dân yên tâm làm ăn. Từng bước khơi dậy trách nhiệm của từng người dân, các tổ chức đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp và trường học cung cấp hàng trăm thông tin tố giác, giúp công an chủ động tiến công triệt phá các ổ, nhóm lưu manh chuyên nghiệp, làm giảm phạm pháp hình sự, ổn định tình hình an ninh trật tự trong toàn tỉnh.
Hiệu quả từ đề án 'Làng an toàn' và 'Trường học an toàn'
30 năm gắn bó với mô hình 'Làng an toàn' ở xã, nguyên Trưởng Công an, Bí thư chi đoàn, Bí thư chi bộ và nay là Chủ tịch UBND xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ) Trần Văn Biếc cho biết: Những năm 1990, tối đến ai nuôi gà, vịt phải nhốt cất đi; con gái ngại ra đường sợ gặp thanh niên càn quấy… Từ năm 1994, 'Làng an toàn' ra đời, các gia đình phấn đấu thực hiện bốn tiêu chí: không có người vi phạm pháp luật; hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với địa phương; xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong gia đình và làng xóm hòa thuận; tích cực tham gia hoạt động trong các đoàn thể và phòng, chống tội phạm. Cuối năm, làng, xã tổ chức bình xét và khen thưởng các gia đình đạt tiêu chuẩn 'Gia đình an toàn'. Gia đình nào không đạt sẽ được công bố lý do và tên tuổi từng người trong gia đình trên loa truyền thanh của xã. Tổng kết mười năm xây dựng 'Làng an toàn' xã Tân Kỳ có 1.470/1.900 hộ đạt danh hiệu 'Gia đình an toàn', mười năm liên tục được tặng một lá cờ Tổ quốc. Dịp lễ, Tết cờ đỏ, sao vàng bay phấp phới từng đường làng, ngõ xóm ở xã Tân Kỳ. Người dân trong xã luôn tự hào là đơn vị dẫn đầu 'Làng an toàn' trong tỉnh về an ninh trật tự. Nơi đây không có tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, cờ bạc và trộm cắp… do mỗi thôn và gia đình đều có ý thức xây dựng 'Làng văn hóa' và có tổ bảo vệ an ninh tự quản, nếu xảy ra mất trộm hoa màu, tổ bảo vệ sẽ bị trừ lương (được trích từ quỹ do người dân tự nguyện đóng góp).
Tương tự như xã Tân Kỳ, trước kia Trường đại học Sao Đỏ thường xảy ra các vụ trộm cắp do đối tượng bên ngoài lẻn vào, thậm chí trọng án cướp của, giết người trong sinh viên. Môi trường phức tạp đã khiến cho Trường đại học Sao Đỏ khiêm tốn về số sinh viên thi vào. Phó Hiệu trưởng Trần Văn Phong cho biết: Với phương châm 'ổn định để phát triển', nhà trường đã thực hiện đề án xây dựng 'Trường an toàn về an ninh trật tự'. Thầy, cô giáo trong nhà trường thi đua dạy tốt, học sinh phấn đấu học tốt, chấp hành nội quy nhà trường, nhà trọ, không chơi game, cờ bạc lô, đề; không chơi bời quá khuya… Hằng quý, nhà trường phối hợp công an phường, chủ nhà trọ tổ chức hội nghị giao ban an ninh và quản lý sinh viên ngoại trú, nhằm giải quyết những khúc mắc, từng bước tạo môi trường ổn định, khơi dậy ý thức tự giác trong sinh viên phấn đấu học tốt và rèn luyện tu dưỡng bản thân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()