LSO-Với mục tiêu đến năm 2020, Lạng Sơn trở thành một tỉnh phát triển của vùng trung du miền núi Bắc bộ và vào loại khá của cả nước, việc vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để phát huy nội lực, đồng thời phát huy sức mạnh từ quá trình hội nhập để phát triển bền vững là chặng đường tất yếu. Để thực hiện được mục tiêu đó, một lộ trình với những giải pháp đồng bộ, thiết thực đã được các cấp, ngành chức năng của tỉnh vạch ra và quyết tâm thực hiện.Kỳ II : Đường đến mục tiêu lớnTrên cơ sở phân tích các điều kiện, tiềm năng, lợi thế của, chiến lược hội nhập là nền tảng quan trọng để tỉnh đề ra mục tiêu phát triển tổng quát cho giai đoạn 2010 - 2020 là : xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du miền núi phía Bắc và vào loại khá của cả nước; thành phố Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội -...
LSO-Với mục tiêu đến năm 2020, Lạng Sơn trở thành một tỉnh phát triển của vùng trung du miền núi Bắc bộ và vào loại khá của cả nước, việc vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để phát huy nội lực, đồng thời phát huy sức mạnh từ quá trình hội nhập để phát triển bền vững là chặng đường tất yếu. Để thực hiện được mục tiêu đó, một lộ trình với những giải pháp đồng bộ, thiết thực đã được các cấp, ngành chức năng của tỉnh vạch ra và quyết tâm thực hiện.
Kỳ II : Đường đến mục tiêu lớn
Trên cơ sở phân tích các điều kiện, tiềm năng, lợi thế của, chiến lược hội nhập là nền tảng quan trọng để tỉnh đề ra mục tiêu phát triển tổng quát cho giai đoạn 2010 – 2020 là : xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du miền núi phía Bắc và vào loại khá của cả nước; thành phố Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, địa bàn quan trọng kết nối phát triển các mặt kinh tế – xã hội của vùng đồng bằng, trung du miền núi Bắc Bộ với cả nước và với Trung Quốc, và Trung Quốc với khu mậu dịch tự do ASEAN; chính trị ổn định; các vấn đề văn hóa – xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu trên, tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại; tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi; huy động cao độ nguồn lực bên ngoài, nâng cao hiệu quả nguồn nội lực, đắc lực phục vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là chú trọng đầu tư tăng cường kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo những nhóm ngành phục vụ phát triển công nghiệp…
Hiện tại, thực hiện chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chủ yếu. Theo đó, đã xây dựng đồng bộ pháp luật thể chế, xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển phù hợp với quy định, cam kết với WTO; đẩy mạnh cải cách hành chính; xúc tiến đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, Khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng – Bằng Tường; đẩy mạnh thực hiện các chương trình hợp tác với Quảng Tây và một số tỉnh phía nam Trung Quốc theo các cam kết của chính phủ và cam kết, ghi nhớ giữa lãnh đạo và các ngành của hai bên… Nhờ vậy, các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư ngày càng phát huy hiệu quả. Tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 31 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 166,66 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng mạnh qua các năm.
Tuy vậy, những kết quả thu được từ quá trình hội nhập trong thời gian qua của tỉnh vẫn còn rất hạn chế, trong đó, đáng lo ngại là sự yếu kém về kiến thức, thông tin liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của phần lớn cán bộ, đảng viên, công nhân viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp, các thương nhân trên địa bàn. Do đó, trong quản lý nhà nước cũng như điều hành doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng; việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước chưa đạt mục tiêu đề ra.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Lạng Sơn ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đồng thời lưu ý tỉnh cần tập trung vào mũi nhọn đột phá là xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tập trung xây dựng hạ tầng giao thông và trạm kiểm soát, khu chế xuất để kêu gọi đầu tư…
Có thể thấy rằng, con đường tiến tới mục tiêu lớn phía trước của toàn tỉnh còn không ít gian nan, song, với lộ trình cũng như sự đồng thuận, tập trung trong chỉ đạo, phối hợp của các cấp, ngành chức năng, mục tiêu đó hoàn toàn nằm trong khả năng nắm bắt của toàn Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn.
Ý kiến ()