QH Hàn Quốc vừa thông qua Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Hàn Quốc - Mỹ, do đảng Đại dân tộc (GNP) cầm quyền đề xướng, với lập luận văn kiện này mở rộng quan hệ đồng minh của hai nước trong lĩnh vực kinh tế. FTA được kỳ vọng nâng kim ngạch thương mại hai chiều Hàn Quốc - Mỹ mỗi quý lên 67 tỷ USD từ năm 2012, giúp Hàn Quốc thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.FTA được Chính phủ hai nước ký từ ngày 30-6-2007 và từ đó cũng trở thành chủ đề gây chia rẽ trong chính giới Hàn Quốc. Bất luận những lợi ích quốc gia tốt đẹp mà phe ủng hộ đưa ra, phe đối lập và những người phản đối chỉ rõ, hiệp định đó đem lại lợi ích cho phía Mỹ nhiều hơn và rằng phải hy sinh lợi ích chính là người lao động Hàn Quốc. Phe đối lập còn dọa sẽ hành động để yêu cầu vô hiệu hóa việc phê chuẩn văn kiện này. Rõ ràng con đường để FTA chính thức có hiệu...
QH Hàn Quốc vừa thông qua Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Hàn Quốc – Mỹ, do đảng Đại dân tộc (GNP) cầm quyền đề xướng, với lập luận văn kiện này mở rộng quan hệ đồng minh của hai nước trong lĩnh vực kinh tế. FTA được kỳ vọng nâng kim ngạch thương mại hai chiều Hàn Quốc – Mỹ mỗi quý lên 67 tỷ USD từ năm 2012, giúp Hàn Quốc thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
FTA được Chính phủ hai nước ký từ ngày 30-6-2007 và từ đó cũng trở thành chủ đề gây chia rẽ trong chính giới Hàn Quốc. Bất luận những lợi ích quốc gia tốt đẹp mà phe ủng hộ đưa ra, phe đối lập và những người phản đối chỉ rõ, hiệp định đó đem lại lợi ích cho phía Mỹ nhiều hơn và rằng phải hy sinh lợi ích chính là người lao động Hàn Quốc. Phe đối lập còn dọa sẽ hành động để yêu cầu vô hiệu hóa việc phê chuẩn văn kiện này.
Rõ ràng con đường để FTA chính thức có hiệu lực thi hành còn nhiều gập ghềnh. Trước mắt, khó khăn đang chờ Tổng thống Li Miêng Pắc khi mà đầu tuần tới phải ký 14 dự luật liên quan, để hoàn tất quy trình phê chuẩn FTA Hàn Quốc – Mỹ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()