Con đường 30 năm Nguyễn Ái Quốc đi từ Bến Nhà Rồng đến Pác Bó
LSO - Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình bôn ba khắp năm châu bốn biển, để tìm đường cứu nước. Trong suốt 30 năm, Người đã trải qua hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng văn hóa của thế giới. Một hành trình dài và lâu kỷ lục, đem về cho dân tộc bài toán giải phóng đất nước và con người thoát khỏi ách thực dân, phong kiến. Trong thời gian từ 1911 dến 1917, Người đã trải nghiệm cuộc sống khắp chân trời góc bể, đi nhiều nơi, chứng kiến xã hội áp bức, không trừ dân tộc nào. Người đến với cuộc sống lao động của những người lao động hạ đẳng của xã hội để tự rèn luyện mình, để tìm hiểu tâm trạng, nỗi niềm của người nghèo khổ. Cũng chính tại đây đã tạo nên sức nén, nghị lực phi thường, dám đương đầu với muôn trùng khó khăn, phức tạp sau này.Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về...
LSO – Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình bôn ba khắp năm châu bốn biển, để tìm đường cứu nước. Trong suốt 30 năm, Người đã trải qua hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng văn hóa của thế giới. Một hành trình dài và lâu kỷ lục, đem về cho dân tộc bài toán giải phóng đất nước và con người thoát khỏi ách thực dân, phong kiến. Trong thời gian từ 1911 dến 1917, Người đã trải nghiệm cuộc sống khắp chân trời góc bể, đi nhiều nơi, chứng kiến xã hội áp bức, không trừ dân tộc nào. Người đến với cuộc sống lao động của những người lao động hạ đẳng của xã hội để tự rèn luyện mình, để tìm hiểu tâm trạng, nỗi niềm của người nghèo khổ. Cũng chính tại đây đã tạo nên sức nén, nghị lực phi thường, dám đương đầu với muôn trùng khó khăn, phức tạp sau này.
Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”*. Trở về Pari như một định mệnh đặt trên vai Nguyễn Ái Quốc thời đó. Chuyến trở về Pháp đã tạo cơ hội tiếng tăm nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trên trường quốc tế, lọt vào vòng ngắm đào tạo cán bộ cộng sản chuyên nghiệp của Quốc tế Cộng sản.
Năm 1923, Người đã được giới thiệu đến Tổ quốc của Lênin. Từ đây, Người mới trở thành người cộng sản chân chính. Đây là cái nôi, hậu phương vững chắc giúp cho Nguyễn Ái Quốc trưởng thành. Những điều kiện từ nước Nga là hòn đá tảng thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc tiến xa hơn. Có thể nói giai đoạn ở Nga, Người được hưởng tất cả những gì tốt đẹp nhất nhưng cũng là nơi thử thách khắc nghiệt nhất mà Nguyễn Ái Quốc phải kiên trì, nhẫn nại, vượt qua, để thực hiện lý tưởng của mình là giải phóng dân tộc. Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”*.
Đầu thập niên hai mươi của thế kỷ trước, với nhãn quan chính trị sắc bén, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về Quảng Châu-trung tâm của cách mạng phương Đông. Tuy thời gian ở Quảng Châu không dài (khoảng 7 tháng), nhưng Nguyễn Ái Quốc đã làm đựơc nhiều việc. Người đã gây dựng cho Tổ quốc những hạt nhân cách mạng đầu tiên. Người đã tổ chức những lớp huấn luyện cách mạng cho nhiều thanh niên trong nước đưa sang Chính những hạt giống đó đã đơm hoa kết trái cho sự nghiệp giải phóng dân tộc trên khắp đất nước thân yêu của chúng ta.
Chuyến về nước qua Quảng Châu bị đóng cửa, Nguyễn Ái Quốc buộc phải trở lại châu Âu để tìm con đường mới. Qua phân tích tình hình, Người quyết định về Thái Lan. Tại đây, do điều kiện khách quan, Người vận động quần chúng theo cách mới, phù hợp với thực tế của địa phương. Ở đây có thuận lợi là gần Tổ quốc, nên những thông tin về tình hình đất nước thông qua cộng sự của Người luôn được cập nhật sát thực tế. Cuối năm 1929, đầu năm 1930, biết được sự không thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, vượt qua nguy hiểm Nguyễn Ái Quốc đã đi Hồng Kông để tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Nhờ uy tín của Người, hội nghị hợp nhất thành công như một Đại hội sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc này Người chưa đặt chân về Tổ quốc nhưng sự nghiệp và tư tưởng của Người đã hoà vào hồn thiêng, sông núi như một chuyến trở về thực thụ.
Thoát khỏi ngục tù Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc trở về Liên Xô, tranh thủ thời gian tĩnh để nghiên cứu, học tập, tiếp thu kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm ngay ở những người bạn, những người đồng chí, tất cả dồn cho ngày trở về Tổ quốc trong một tư thế mới, vận hội mới. Tháng 9 năm 1939, tình hình thế giới và ở Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là tình hình cách mạng Việt Nam, nội tình Đảng Cộng sản Việt Nam rất cần Nguyễn Ái Quốc, được Quốc tế Cộng sản chấp nhận cho phép Người trở về nước. Từ tháng 9 Năm 1939 đến tháng 1 năm 1941, vượt hàng nghìn cây số, trải bao nguy hiểm, khó khăn, Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân lên cột mốc 108 biên giới Việt – Trung tại tỉnh Cao Bằng. Thế là trải qua 30 năm ròng rã Người đi từ Bến Nhà Rồng đã về đến Pác Bó. Người đã đi đến nơi,về đến chốn, trọn vẹn một hành trình, tìm được cái cần tìm, về đến nơi cần về.
Ngay sau khi Bác về nước, ngày 19/5/1941, giữa vùng núi rừng Pác Bó (Cao Bằng), theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Vịêt Minh ra đời giữa lúc nhân dân Việt Nam đang rên xiết trong cảnh một cổ hai tròng, vận mệnh dân tộc đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Với một quyết tâm được xác định rõ ràng trong chương trình của mình là “làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do”. Mặt trận Việt Minh đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Mặt trận Việt Minh chính là sợi dây nối liền chặt chẽ giữa Đảng với dân, để ý Đảng thấm tới lòng dân, tạo cho Đảng có thể phát động một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn dân trên địa bàn cả nước năm 1945 thắng lợi hoàn toàn.
Chuyến đi của Người, xét trong cả quá trình, là bàn đạp xoay chuyển cả về lượng và chất, mở đường cho dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc. Lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhận chuyến đi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một mốc lịch sử sáng chói ghi tạc vào không gian, thời gian một sự kiện vĩ đại: chuyến đi lịch sử suốt 30 năm ròng, Người đã đi từ bến Nhà Rồng về đến Pác Bó.
Mai Tùng
Ý kiến ()