Coi trọng môi trường để phát triển đô thị bền vững
Người dân xem quy hoạch Hà Nội. Trong những năm qua, đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, cả về số lượng và chất lượng, song cũng gặp phải những vấn đề ô nhiễm môi trường, hệ thống hạ tầng quá tải... dẫn đến chất lượng sống suy giảm, kéo theo sự thua thiệt trong khả năng cạnh tranh với các đô thị trong khu vực và thế giới.Chính vì vậy, “Đô thị Việt Nam thân thiện môi trường - phát triển bền vững” là chủ đề chính của một hội nghị được Bộ Xây dựng và Diễn đàn Đô thị Việt Nam tổ chức sáng nay, 7-11, nhân ngày Đô thị Việt Nam (8-11).Cả nước hiện có 755 đô thị, gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V. Hệ thống đô thị trung tâm các cấp được phân bổ tương đối hợp lý trong từng vùng, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30,5%, bình quân tăng khoảng 3,4%/năm. Đô thị...
|
Chính vì vậy, “Đô thị Việt Nam thân thiện môi trường – phát triển bền vững” là chủ đề chính của một hội nghị được Bộ Xây dựng và Diễn đàn Đô thị Việt Nam tổ chức sáng nay, 7-11, nhân ngày Đô thị Việt Nam (8-11).
Cả nước hiện có 755 đô thị, gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V. Hệ thống đô thị trung tâm các cấp được phân bổ tương đối hợp lý trong từng vùng, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30,5%, bình quân tăng khoảng 3,4%/năm. Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy kinh tế, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.
Tuy nhiên, hệ thống đô thị Việt Nam mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Mạng lưới giao thông chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển. Chiếu sáng tại nhiều đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Ở các đô thị nhỏ, tỷ lệ chiếu sáng thấp, không đạt tiêu chuẩn. Môi trường đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ. Công tác quản lý đô thị chưa theo kịp thực tiễn phát triển. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo đô thị…
Các đô thị trong khu vực và châu Á đang có xu hướng liên kết thành một mạng lưới xuyên quốc gia, hình thành các đô thị cực lớn tạo thế cạnh tranh để thu hút nguồn lực, vốn cho phát triển kinh tế, và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Tuy nhiên, phát triển đô thị ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn hơn từ cả khách quan và chủ quan.
Về khách quan, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh ảnh nặng nề của biến đổi khí hậu, kinh tế toàn cầu vẫn chưa qua cơ khủng hoảng, trong khi các nguồn lực của ta còn hạn chế. Về chủ quan, các đô thị của chúng ta phát triển quá nhanh, từ nông thôn chuyển sang thành thị quá gấp nên trình độ quản lý, quy hoạch đô thị không theo kịp. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường nước, khí, hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục… yếu kém, quá tải.
KTS Phan Thị Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị cho rằng, Việt Nam trong thời điểm này cần tăng cường thể chế kiểm soát phát triển đô thị, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, quy hoạch đô thị. Công tác quy hoạch cần coi trọng yếu tố bền vững, phải bảo đảm đô thị phát triển hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới, phát huy các giá trị truyền thống để tạo bản sắc, tăng sức cạnh tranh; Cũng cần sử dụng hợp lý nguồn lực và tài nguyên nhiên nhiên và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để xây dựng đô thị hiện đại, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()