tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2033/1b2cce3c5a023444c94154ebc5c123e5_L.jpg” border=”0″ alt=”Luật Xây dựng khi sửa đổi sẽ tiếp tục ”tiếp sức” cho ngành xây dựng.” /> – Nên hay không nên đưa vấn đề đấu thầu xây dựng vào Luật Xây dựng (sửa đổi) là vấn đề được nhiều chuyên gia và các Bộ, ngành quan tâm tại Hội thảo về Dự thảo Luật Xây dựng vừa được Bộ Xây dựng tổ chức sáng 15-5, tại Hà Nội.
Đấu thầu từ lâu đã là một vấn đề được rất nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, chủ đầu tư quan tâm. Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thì Dự thảo Luật không đề cập các quy định về quy trình, thủ tục, hồ sơ trong đấu thầu và kỹ thuật xét thầu do những nội dung này đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, do những đặc thù của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng nên quy định của dự thảo Luật tập trung vào việc làm rõ các yêu cầu, điều kiện để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng như điều kiện để tổ chức lựa chọn nhà thầu và tham gia dự thầu; việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp với loại hoạt động xây dựng cụ thể; yêu cầu đối với nội dung hồ sơ mời thầu và yêu cầu đối với việc đề xuất phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn xây dựng và thi công xây dựng…
Vấn đề được các đại biểu băn khoăn nhất là có nên đưa các quy định về đấu thầu xây dựng vào Luật Xây dựng hay không, hay là đưa vào luật Đấu thầu?
Về vấn đề này Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, ông Trần Ngọc Hùng đề xuất, nên đưa toàn bộ phần đấu thầu đầu tư xây dựng vào thành một chương trong Luật Xây dựng (Sửa đổi) và nên bỏ phần đấu thầu ở trong Luật Đấu thầu.
Ông Hùng cũng đề nghị cần tổ chức rà soát tất cả các luật có liên quan đến đầu tư xây dựng để tránh chồng chéo rồi mới trình Quốc hội chứ không nên trình từng luật riêng rẽ.
Đồng ý với ý kiến của ông Hùng, ông Nguyễn Vinh Quang, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá: Chương về đấu thầu trong luật Xây dựng là cần thiết vì nó hướng dẫn cho xây dựng công trình chứ không phải cho tất cả các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, nên gắn các quy định của luật Đấu thầu với luật Xây dựng và tranh thủ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Đào, Phó Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, băn khoăn là trên thế giới đều có luật Đấu thầu chung.
Vậy chúng ta có nên ban hành quy định đấu thầu về từng lĩnh vực riêng rẽ hay cần một luật đấu thầu chung cho tất cả các lĩnh vực? – Ông Đào băn khoăn.
Về vấn đề này, theo Giám đốc Sở Xây dựng Lào Cai Tô Trọng Tôn, trên cơ sở Luật đấu thầu chung, nên có hướng dẫn đấu thầu riêng cho từng loại hình cụ thể.
Về một số quy định trong Luật Đấu thầu hiện nay, ông Dương Văn Cận, Tổng thư ký Hiệp Hội nhà thầu chia sẻ: “Chúng ta đã phải trả giá đắt về quy định bỏ thầu giá rẻ nhất thì được chọn trong Luật Đấu thầu, dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng, xuống cấp. Vấn đề giá gói thầu hiện nay cũng là điều mà các nhà thầu bức xúc.
Không có mối quan hệ giữa giá dự toán và giá đấu thầu, ông Cận đề nghị: ”Ủng hộ phương án giá bỏ thầu hợp lý trong Dự thảo Luật Xây dựng, cũng như cần phải đưa yếu tố trượt giá vào quy định mới”.
Tại hội thảo, các chuyên gia đều cơ bản thống nhất việc cần thiết có một Luật đấu thầu chung cho tất cả các lĩnh vực, nhưng Nghị định hướng dẫn thực hiện nên thì giao cho các Bộ, ngành chuyên môn thực hiện.
Có nên đưa chương đấu thầu vào Luật Xây dựng hay không, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đặc thù, quá trình xây dựng mất nhiều thời gian, vốn lớn, đặc biệt có liên quan đến con người nên phải có quy định quản lý riêng. Đấu thầu xây dựng cũng là một vấn đề rộng lớn, cần phải quản lý chặt chẽ. Do đó, việc đưa các quy định vào luật phải có sức sống, bảo vệ được tài sản công và chống thất thoát lãng phí. Các quy định trong Luật Xây dựng phải tránh chồng chéo và liên thông với các luật khác”.
Theo Nhandan
Theo Nhandan
Ý kiến ()