Cơ hội và thách thức với VN khi Nga gia nhập WTO
Ngày 26/10, tại trụ sở Thương vụ Việt Nam ở thủ đô Moskva, Nga, đã diễn ra hội thảo "Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam sau khi Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)" và tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức.
Ngày 26/10, tại trụ sở Thương vụ Việt Nam ở thủ đô Moskva, Nga, đã diễn ra hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam sau khi Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” và tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn đã hoan nghênh việc tổ chức sự kiện ý nghĩa này nhằm đánh giá những tác động của việc Nga gia nhập WTO và những thuận lợi, thách thức đặt ra với các nhà doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh tại thị trường Nga.
Trao đổi với các đại diện doanh nghiệp, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Quang Niệm đã tổng kết và phân tích những ưu nhược điểm khi Nga gia nhập WTO, các tác động của tiến trình này đối với quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Nga nói chung và các nhà doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga nói riêng.
Ông Phạm Quang Niệm nêu khái quát tiến trình đàm phán ký FTA giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan, những lợi ích và cơ hội của Việt Nam khi tiếp cận thị trường có diện tích hơn 20 triệu km2, dân số 169,2 triệu người (năm 2012), thu nhập bình quân đầu người đạt 16.137 USD này.
Tiếp đó các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về các vấn đề thuế, hạn ngạch, quyền lợi ràng buộc của Nga, lợi thế, bảo hộ, đầu ra sản phẩm, đầu tư, nguồn hàng, xu hướng thị trường xoay quanh hai chủ đề nói trên.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan có nội dung cụ thể hơn, các bên dành cho nhau chế độ ưu đãi nhiều hơn so với các thành viên trong WTO.
Ngoài ra các dòng thuế hàng hóa đều giảm tối đa theo lộ trình và mức giảm sẽ nhanh hơn so với cam kết trong WTO, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Theo một số đánh giá, nếu quá trình đàm phán diễn ra thuận lợi như các vòng vừa qua, hiệp định này sẽ được ký kết vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015./.
Theo vietnamplus.vn
Ý kiến ()