Cơ hội cho giới kinh doanh Mỹ tại Mi-an-ma
Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma thăm Chùa Vàng ở I-ăng-gun (Mi-an-ma). Ảnh ROI-TƠ Hàng loạt tín hiệu cho thấy dấu hiệu "bùng nổ" của kinh tế Mi-an-ma. Các chuyến bay đến I-ăng-gun đầy khách nước ngoài; khách sạn được đặt kín phòng; các quán bar đông nghịt khách phương Tây; Thủ đô Nây Pi Đô và các thành phố lớn xuất hiện nhiều cơ quan đại diện của các tổ chức tài chính, tiền tệ hàng đầu thế giới...Sau một thời gian dài bị cô lập, Mi-an-ma đang được thế giới biết đến nhiều hơn nhờ hàng loạt cải cách mạnh mẽ, được tiến hành từ khi Chính phủ do Tổng thống Thên Xên lên nắm quyền lãnh đạo đất nước hơn một năm qua. Trong đó, điển hình là việc mở đường cho lãnh đạo đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đối lập Xan Xu Ki quay trở lại chính trường, trả tự do cho hàng nghìn tù nhân chính trị, nỗ lực hòa giải với các nhóm sắc tộc, thông qua luật lao động và đầu tư nước ngoài mới... Chuyến thăm "lịch sử" vừa qua tới Mi-an-ma của Tổng thống B.Ô-ba-ma được kỳ vọng tạo nhiều...
Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma thăm Chùa Vàng ở I-ăng-gun (Mi-an-ma). Ảnh ROI-TƠ |
Sau một thời gian dài bị cô lập, Mi-an-ma đang được thế giới biết đến nhiều hơn nhờ hàng loạt cải cách mạnh mẽ, được tiến hành từ khi Chính phủ do Tổng thống Thên Xên lên nắm quyền lãnh đạo đất nước hơn một năm qua. Trong đó, điển hình là việc mở đường cho lãnh đạo đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đối lập Xan Xu Ki quay trở lại chính trường, trả tự do cho hàng nghìn tù nhân chính trị, nỗ lực hòa giải với các nhóm sắc tộc, thông qua luật lao động và đầu tư nước ngoài mới… Chuyến thăm “lịch sử” vừa qua tới Mi-an-ma của Tổng thống B.Ô-ba-ma được kỳ vọng tạo nhiều sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ với Mi-an-ma, cũng như giữa Mi-an-ma và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó lĩnh vực hợp tác kinh tế là một trọng tâm. Theo AP, Oa-sinh-tơn đã và đang nới lỏng nhiều lệnh trừng phạt áp đặt hàng thập kỷ qua đối với Mi-an-ma, nhưng việc loại bỏ hầu hết các rào cản pháp lý để kinh doanh ở đất nước 60 triệu dân này đòi hỏi có thêm thời gian. Mặc dù giới chức Mỹ chào đón Mi-an-ma hội nhập cộng đồng quốc tế, nhưng cho đến nay các công ty Mỹ vẫn chưa ký bất kỳ chương trình đầu tư kinh doanh lớn nào.
Mi-an-ma là một trong những thị trường tiêu dùng lớn chưa được khai thác, dồi dào về nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu khí, thủy điện, gỗ, đá quý và có đất đai màu mỡ bậc nhất thế giới. Nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cảng, khách sạn, bệnh viện, trường học và điện của Mi-an-ma chưa phát triển. Mỹ lần đầu áp đặt lệnh cấm vận Mi-an-ma vào tháng 9-1988. Gần đây, Oa-sinh-tơn đã nhanh chóng có những động thái đáp lại những nỗ lực cải cách tích cực của Chính phủ Mi-an-ma, trong đó đã đình chỉ hạn chế về đầu tư mới, nới lỏng các dịch vụ tài chính, hỗ trợ hợp tác đa phương và gần đây nhất cho phép nhập khẩu hàng hóa từ Mi-an-ma. Điều này đã đem lại sức sống mới cho nhiều ngành hàng của Mi-an-ma phát triển, trong đó có ngành công nghiệp may mặc. Để cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Mi-an-ma, các doanh nghiệp Mỹ còn nhiều việc phải làm. Trước mắt, họ phải tìm cách “đặt chân” vào thị trường vốn quá quen thuộc với các bạn hàng từ châu Á, như Trung Quốc, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản… Tuy nhiên, tiềm năng của Mi-an-ma còn rất lớn. Phó Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN phụ trách về Mi-an-ma A.Nen-xơn nói rằng, đối với nhiều công ty Mỹ, Mi-an-ma là “quốc gia lớn nhất thế giới mà họ không có mặt”. Theo ông, bài học từ sự thâm nhập thị trường Việt Nam là một kinh nghiệm. Ông A.Nen-xơn nói: “Hãy nhìn vào Việt Nam. Khi chúng ta bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, các công ty đến và nhìn quanh. Họ mở văn phòng đại diện, nhưng phải mất mười hoặc 15 năm thì sự đầu tư của các công ty Mỹ mới thật sự bùng nổ. Rồi khi đã tiến bước, họ tiến một bước dài”.
Cố vấn của Tổng thống Mi-an-ma Thên Xên Than Min U nói rằng, thách thức lớn nhất đối với Mi-an-ma là tìm một mô hình kinh tế mới để hỗ trợ đà cải cách hiện nay. Ông Than Min U nhấn mạnh, làm thế nào để khắc phục tình trạng “ốm yếu” của nền kinh tế, sau một nửa thế kỷ tăng trưởng ì ạch; tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động trong quá trình cải cách quả là “bài toán hóc búa”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()