Cơ giới hoá nông nghiệp: Đòn bẩy hiện đại hóa nông thôn
LSO - Sử dụng máy cày tay tăng gấp 3 lần trâu cày, chủ động được trong khâu làm đất. Đấy là cái lợi nhìn thấy. Còn những điều dân trí, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất ẩn trong đó thì chưa nhìn thấy ngay, nhưng đó chính là đòn bẩy xây dựng nông thôn mới.Anh Hoàng Văn Thuận, nông dân xã Bằng Khánh huyện Lộc Bình vừa cày xong thửa ruộng bằng máy cày tay. Lau những giọt mồ hôi còn đọng trên trán anh cười rất tươi rồi dẫn ra những ví dụ hết sức sinh động: “Chú thấy đấy, làm bằng máy nhanh đến mức tôi cũng không nghĩ được, càng ngày càng quen thao tác làm lại càng nhanh mới hay chứ, ngày xưa dùng trâu đám ruộng này phải mất cả ngày, bây giờ chỉ non nửa ngày là xong”. Nông dân Bắc Sơn sử dụng máy nông cụ làm đấtRồi anh xuýt xoa, chỉ mỗi xăng dầu đắt tí thôi, nhưng dùng máy vẫn hơn. Vụ xuân năm nay do rét đậm rét hại kéo dài nên nhiều địa phương bị muộn vụ. Nhưng do dùng cơ giới hoá...
LSO – Sử dụng máy cày tay tăng gấp 3 lần trâu cày, chủ động được trong khâu làm đất. Đấy là cái lợi nhìn thấy. Còn những điều dân trí, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất ẩn trong đó thì chưa nhìn thấy ngay, nhưng đó chính là đòn bẩy xây dựng nông thôn mới.
Anh Hoàng Văn Thuận, nông dân xã Bằng Khánh huyện Lộc Bình vừa cày xong thửa ruộng bằng máy cày tay. Lau những giọt mồ hôi còn đọng trên trán anh cười rất tươi rồi dẫn ra những ví dụ hết sức sinh động: “Chú thấy đấy, làm bằng máy nhanh đến mức tôi cũng không nghĩ được, càng ngày càng quen thao tác làm lại càng nhanh mới hay chứ, ngày xưa dùng trâu đám ruộng này phải mất cả ngày, bây giờ chỉ non nửa ngày là xong”.
Nông dân Bắc Sơn sử dụng máy nông cụ làm đất
Rồi anh xuýt xoa, chỉ mỗi xăng dầu đắt tí thôi, nhưng dùng máy vẫn hơn. Vụ xuân năm nay do rét đậm rét hại kéo dài nên nhiều địa phương bị muộn vụ. Nhưng do dùng cơ giới hoá nông nghiệp ngay sau khi trời ấm lên cả tỉnh đã dồn sức làm đất, khâu làm đất được cơ giới hóa giúp cân bằng lại thời vụ. Việc sử dụng máy cày, máy nông cụ vào canh tác trên đồng đất Xứ Lạng không phải bây giờ mới có mà đã thành phong trào. Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách cho nông dân vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, lượng máy cày toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Toàn tỉnh đã có 41.000 chiếc máy động cơ với công suất khoảng 270.000 mã lực, trong đó máy cày tay khoảng 16.000 chiếc, làm đất cơ giới đạt trên 40% diện tích. Trong đó một số huyện phát triển mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp là Bắc Sơn, Lộc Bình, Cao Lộc…Từ việc áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất đã làm thay đổi diện mạo nông thôn. Bắt đầu hình thành các cơ sở dịch vụ nông nghiệp. Anh Dương Minh Thuận, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Bắc Sơn tâm sự, do có chính sách đầu tư cơ giới hóa trong nông nghiệp nên 5 năm trở lại đây cơ giới hóa nông nghiệp ở huyện đã phát triển vượt bậc. Toàn huyện đã có khoảng 5.000 máy cày tay. Hệ thống dịch vụ sửa chữa đã phát triển đến tận các xã, làng bản tập trung đông dân cư, một phần lao động nông nghiệp đã chuyển dịch thành lao động công nghiệp dịch vụ.
Từ các hộ có máy cày hình thành dịch vụ vận tải nông nghiệp giảm bớt sức lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động. Một trong 19 tiêu chí quan trọng để xây dựng nông thôn mới là cơ cấu lao động và phương thức sản xuất. Khi sử dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp trở thành phong trào thì cả cơ cấu lao động, phương thức sản xuất thông qua hệ thống tư liệu sản xuất cơ giới được thay đổi theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho nông dân làm giàu. Quay trở lại với chiếc máy cày tay, tại thôn Tằm Nguyên xã Tân Liên huyện Cao Lộc, Chị Trần Thị Thoa, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn cho biết, nhờ có máy cày tay mà đã hình thành các tổ dịch vụ đổi công ví như nhà có máy cày cho nhà chưa có đổi lại họ nhà này giúp nhà kia những việc đồng áng khác. Như vậy mô hình hợp tác theo nhu cầu được hình thành, và từ đây manh nha cho phương thức sản xuất hợp tác xã tự nguyện đầy hiệu quả. Nó khác kiểu hợp tác trước kia là tiếng kẻng, tiếng kẻng ở đây được thay bằng nhu cầu.
Cơ giới hoá nông nghiệp đã kéo theo bao chuyện đổi mới như Tằm Nguyên. Chuyện nhà nào đã có máy cày đương nhiên kèm theo xe máy để còn ra huyện mua dầu, có thêm cái ti vi để đáp ứng nhu cầu học khoa học nông nghiệp, từ máy cày đời sống các hộ dân trong thôn khá lên. Cùng với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ tăng nhanh vòng quay của đất đã giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, mở hướng đi mới. Đây chính là động lực để người dân vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới trên quê hương xứ Lạng.
Bài, ảnh: Đông Bắc
Ý kiến ()