Cơ chế quản lý dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nhà đầu tư thứ nhất của dự án là Công ty TNHH tập đoàn Bitexco, nhà đầu tư thứ hai được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế theo quy định.Nhà đầu tư thứ nhất và thứ hai sẽ thành lập doanh nghiệp dự án để triển khai, nguồn vốn thực hiện gồm nguồn vốn do khu vực tư nhân huy động và nguồn vốn của Chính phủ huy động.Vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư trong dự án không được thấp hơn 20% tổng chi phí xây dựng. Tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án của Bitexco là 60%, nhà đầu tư thứ hai 40%. Các nhà đầu tư có thể tự cân đối nguồn lực, thỏa thuận điều chỉnh tỷ lệ tham gia từng bên cho phù hợp. Chính phủ sẽ bảo lãnh cho Bitexco vay vốn từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện dự án và...
Nhà đầu tư thứ nhất và thứ hai sẽ thành lập doanh nghiệp dự án để triển khai, nguồn vốn thực hiện gồm nguồn vốn do khu vực tư nhân huy động và nguồn vốn của Chính phủ huy động.
Vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư trong dự án không được thấp hơn 20% tổng chi phí xây dựng. Tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án của Bitexco là 60%, nhà đầu tư thứ hai 40%. Các nhà đầu tư có thể tự cân đối nguồn lực, thỏa thuận điều chỉnh tỷ lệ tham gia từng bên cho phù hợp. Chính phủ sẽ bảo lãnh cho Bitexco vay vốn từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện dự án và đây là một trong các chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư,… do Nhà nước thực hiện bằng vốn ngân sách theo các quy định của pháp luật và phù hợp yêu cầu của nhà tài trợ.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký và thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo thỏa thuận với các nhà đầu tư tại hợp đồng dự án. Bộ GTVT được sử dụng các tư vấn hỗ trợ (nếu cần thiết), được tuyển chọn phù hợp các quy định của pháp luật và chính sách của nhà tài trợ quốc tế.
PV
Điện Biên tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang
Ngày 29-10, tại Trung tâm hội nghị – văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (giai đoạn 2009 – 2012). Trong giai đoạn 2009 – 2012, tỉnh Điện Biên đã có nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, giữ gìn đường biên mốc giới, phòng, chống ma túy, dân vận… Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phong trào thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2012 – 2015. Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen 17 tập thể và 30 cá nhân điển hình tiên tiến; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trao Bằng khen tặng 32 tập thể và 52 cá nhân.
PV
Tập huấn công tác An toàn giao thông cho cán bộ, hội viên phụ nữ
Sáng 29-10, Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tập huấn công tác An toàn giao thông năm 2012 cho các cán bộ, hội viên cấp cơ sở và hơn 200 người thuộc Ban Chủ nhiệm và thành viên 20 CLB pháp luật do Hội thành lập. Ban An toàn giao thông Quảng Ngãi đã phổ biến Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa cho các học viên, đồng thời quán triệt các văn bản như: Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Nghị định 33/2011/NĐ-CP, Nghị định 34/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ…
PV
Công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương – Thực trạng và giải pháp
Trong hai ngày 29 và 30-10, tại TP Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng phối hợp Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo trước đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 khu vực miền trung – Tây Nguyên, với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương – Thực trạng và giải pháp”. 14 bản tham luận trình bày tại Hội thảo đề cập những nội dung quan trọng về phòng, chống tham nhũng, như: Cơ chế thực thi và xử phạt; Phối hợp giữa các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng ở địa phương trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản vụ án tham nhũng; Thực hiện chức năng giám sát của HĐND và MTTQ cấp tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống tham nhũng… Những ý kiến trao đổi tại Hội thảo liên quan đến các báo cáo khảo sát, điều tra xã hội học, các kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và các bài học về công tác phòng, chống tham nhũng ở từng địa phương. Đây cũng là thông tin quan trọng được tập hợp, phân tích nhằm phục vụ chương trình đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 được tổ chức vào ngày 22-11 tại Hà Nội.
PV
Hơn 389 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới ở Đác Nông
Ngày 29-10, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Đác Nông cho biết: Tính đến ngày 28-10, toàn tỉnh huy động 389 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Trung ương hỗ trợ là 20,873 tỷ đồng; lồng ghép từ các chương trình khác được 42 tỷ đồng; vốn tín dụng là 274,9 tỷ đồng; các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 51,6 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn này, các địa phương trong tỉnh đã đầu tư cứng hóa 257,46 km đường giao thông nông thôn; xây dựng xong 138 phòng học và đang xây dựng 125 phòng học khác, xây mới 13 nhà văn hóa thôn, buôn…
Theo Nhandan
Ý kiến ()