Cơ cấu lại thị trường viễn thông
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.Theo đó, quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2015, có 40 - 50% số hộ gia đình có điện thoại cố định; tỷ lệ người sử dụng in-tơ-nét chiếm 40 - 45% dân số; phủ sóng di động đến hơn 90% dân số trên cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 đến 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 - 7% GDP.Trong thời gian tới, sẽ cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp (DN) viễn thông, nhất là các DNNN hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các DN viễn thông nhằm hình thành ba - bốn tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Một trong những giải...
Theo đó, quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2015, có 40 – 50% số hộ gia đình có điện thoại cố định; tỷ lệ người sử dụng in-tơ-nét chiếm 40 – 45% dân số; phủ sóng di động đến hơn 90% dân số trên cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 – 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 đến 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP.
Trong thời gian tới, sẽ cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp (DN) viễn thông, nhất là các DNNN hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các DN viễn thông nhằm hình thành ba – bốn tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Một trong những giải pháp về tổ chức để thực hiện quy hoạch trên là hoàn thành việc tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vào bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN.
FAO hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực hệ thống thanh tra thực phẩm
Ngày 30-7, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) phối hợp Bộ Y tế tổ chức tổng kết dự án “Xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm tại Việt Nam”. Dự án do FAO triển khai từ năm 2009 đến tháng 7-2012, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại (ODA) với tổng số vốn 790.500 USD, tập trung tăng cường năng lực cho hệ thống thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và thiết lập một mạng lưới các đơn vị thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm cho 63 tỉnh, thành phố…
Nam Định huy động 360 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
UBND tỉnh Nam Định vừa hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho các xã, thị trấn xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của T.Ư khoảng 55 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 110 tỷ đồng cho 85 xã, thị trấn xây dựng NTM (mỗi đơn vị 1,69 tỷ đồng); đối với 10 xã điểm là 10 tỷ đồng/xã. Từ đầu năm đến nay, tỉnh huy động được 360 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực khác nhau để xây dựng NTM. Trong đó, vốn nhân dân đóng góp hơn 50 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp hơn 82 tỷ đồng…
Theo Nhandan
Ý kiến ()