CIENCO 4: Vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ
Là một đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, trong những năm qua, tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 (CIENCO 4) đã nỗ lực trên các công trường để dựng xây nên những công trình thế kỷ. Suốt dọc chiều dài đất nước, thương hiệu CIENCO 4 gắn liền với những công trình trọng điểm, tạo vóc dáng mới, khí thế mới trên những tuyến đường, góp phần cùng đất nước phát triển ngày càng bền vững.Phát triển thương hiệu, nâng cao vị thếTổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 có trụ sở chính đóng tại địa bàn tỉnh Nghệ An với 20 đơn vị thành viên. Tháng 10-2007, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Từ 1-7-2010, công ty mẹ, tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đang thực hiện cổ phần hóa các đơn vị thành viên. Sau năm 2010 sẽ thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ theo lộ trình của Chính...
Phát triển thương hiệu, nâng cao vị thế
Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 có trụ sở chính đóng tại địa bàn tỉnh Nghệ An với 20 đơn vị thành viên. Tháng 10-2007, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Từ 1-7-2010, công ty mẹ, tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đang thực hiện cổ phần hóa các đơn vị thành viên. Sau năm 2010 sẽ thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ theo lộ trình của Chính phủ đã phê duyệt.
Trong những năm qua, với mục tiêu xây dựng CIENCO 4 trở thành thương hiệu mạnh trên cả nước, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh những công trình do Tổng công ty và các đơn vị thành viên thi công, CIENCO 4 còn thực hiện liên doanh, liên kết với nhà thầu nước ngoài trong thực hiện các dự án: cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, dự án đường cao tốc Hà Nội, Hải Phòng gói thầu EX7, các gói thầu thuộc dự án Vành đai 3 giai đoạn 2, cầu sông Hồng, sông Lô thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cầu Nguyễn Tri Phương thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, tổng công ty từng bước tiếp cận các dự án thực hiện theo thông lệ quốc tế từ năm 1996 và tổ chức thực hiện thành công trên tất cả các dự án ODA. Tổ chức tiếp cận, triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi gói kích cầu của Chính phủ để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.
Đến nay, Tổng công ty đã làm chủ công nghệ khoan cọc nhồi đường kính lớn đến 2m, chiều sâu tới 92m (cầu Hàm Luông, tỉnh Bến Tre, cầu Hiệp, tỉnh Thái Bình; cầu Pá Uôn, tỉnh Sơn La; cầu Phù Đổng 2, quận Long Biên, Hà Nội; Cầu Cửa Đại, Quảng Nam). Thực hiện thành công công nghệ thi công xây dựng cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đến 150m bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng (cầu Hàm Luông) là nhịp đúc hẫng dài nhất Việt Nam hiện nay. Trong thời gian trước mắt, Tổng công ty tiếp tục thi công cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng với khẩu độ 150m, bề rộng cầu lên đến 25m tại cầu Cửa Đại, Quảng Nam. Công nghệ thi công dầm hộp bê-tông cốt thép dự ứng lực theo phương pháp đúc tại chỗ trên sàn đạo, nhịp dài 50m (cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù…); ván truôn trượt thi công cầu trụ cao 100m (cầu Pá Uôn, Sơn La)… Cơ quan Tổng công ty và nhiều đơn vị thành viên hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008.
Công tác đầu tư thiết bị, phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ mới đã đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Năm năm qua, tổng kinh phí đầu tư thiết bị là 352 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ đầu tư: 81 tỷ đồng, các công ty con: 271 tỷ đồng. Năm 2009, Tổng công ty vinh dự được Hội đồng giải thưởng chất lượng quốc gia xét tặng giải vàng “Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2009”.
Bên cạnh đầu tư đổi mới công nghệ, tổng công ty chú trọng xây dựng phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Thực hiện công tác cổ phần hóa các đơn vị, tổng công ty đã có điều kiện để cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng trẻ hóa.
Đến nay, tổng công ty có hơn 6.000 cán bộ, công nhân, viên chức (CBCNVC), trong đó hơn 23% có trình độ cao đẳng trở lên. Công tác tuyển dụng và đào tạo được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn cán bộ, viên chức với hình thức tự đào tạo, liên kết với các trường chuyên nghiệp kết hợp cử đi học.
Những công trình mang tầm thế kỷ
Trong năm qua, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 đã trúng thầu nhiều dự án lớn với tổng sản lượng đạt 4.277 tỷ đồng ; doanh thu đạt 3.978 tỷ đồng; thu nhập doanh nghiệp đạt 66,27 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng.
Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 đã hoàn thành bàn giao nhiều công trình giao thông trọng điểm trên cả nước như: cầu Đà Rằng, gói thầu chống ngập lụt FL2, gói thầu S2 Nam Định, các cầu thuộc dự án Thủy điện Sơn La, đường Hồ Chí Minh, các cầu tuyến N2, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cầu Vĩnh Tuy, Bến 2 cảng Vũng Áng, quốc lộ 54, cầu Thiềng Đức; cầu Hàm Luông, cầu Thủ Biên, cầu Pá Uôn, cầu Phùng, gói thầu 2B dự án Giẽ, Ninh Bình, dự án bảy cầu Cần Thơ, Năm Căn quốc lộ 1A, dự án Cầu Bạc Liêu 3; hoàn thành dự án Thủy điện Đa Khai phát điện thương mại vào tháng 1-2010… Bên cạnh đó, tổng công ty liên doanh với nhà thầu nước ngoài trong thực hiện các dự án: Cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, dự án đường cao tốc Hà Nội, Hải Phòng gói thầu EX7… Nhờ có nhiều biện pháp chỉ đạo tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nên các công trình đạt và vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình, được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Đạt được kết quả trên là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, của CBCNVC tổng công ty, nhất là sự đóng góp to lớn về trí tuệ, công sức của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Đặc biệt, tổng công ty đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều đề tài, sáng kiến, làm lợi hàng chục tỷ đồng. Phong trào tự học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề được lãnh đạo từ tổng công ty đến các công ty thành viên, CBCNVC tham gia tích cực. Phong trào thi đua trong các cơ quan Đảng và đoàn thể quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần củng cố sự đoàn kết, đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của tổng công ty.
Trong thời gian tới, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 sẽ nỗ lực hơn nữa để xây dựng CIENCO 4 trở thành thương hiệu mạnh của ngành giao thông vận tải. Phấn đấu mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đưa tổng công ty phát triển ngày càng bền vững.
Tìm hướng đi mới
Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị của Bộ trưởng Giao thông vận tải về kiềm chế lạm phát, nhiều đơn vị trong ngành GTVT đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Nhiều dự án, công trình phải đình, giãn tiến độ, ảnh hưởng đời sống CBCNVC. Cienco 4 cũng không là ngoại lệ, nhận thức được điều này, Ban lãnh đạo tổng công ty đã có những quyết sách chiến lược điều chỉnh, sắp xếp lại các dự án có vốn, ổn định sản xuất, tổ chức thi công hiệu quả, tìm kiếm các dự án có vốn nhằm giải quyết khó khăn, ổn định tâm lý người lao động và đợi thời cơ.
Bước vào năm 2011, tình hình kinh tế có những diễn biến bất lợi cho xây dựng cơ bản, việc điều chỉnh chính sách để kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành giao thông vận tải, nhất là các tổng công ty xây dựng cơ bản, bởi phần lớn doanh thu xây lắp của các tổng công ty đều hình thành từ vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, một số ít dùng nguồn vốn của nước ngoài.
Cienco 4 cũng không ngoại lệ, các công trình mới ký hợp đồng năm 2011 phần lớn tạm dừng và giãn tiến độ, các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ chưa đến giai đoạn hoàn thành đều phải giãn tiến độ. Mở rộng thị trường, chủ động tìm kiếm việc làm, tiếp cận các dự án có vốn ODA hoặc các nguồn vốn ưu tiên là hướng đi mà Cienco 4 đang triển khai thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, Cienco 4 đã trúng thầu và làm lễ khởi công ba công trình lớn là cầu Cổ Chiên trên quốc lộ 60 nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, phần việc tổng công ty tham gia hơn 200 tỷ đồng, gói thầu số 1, dự án đường vành đai 3 Hà Nội với tổng giá trị hợp đồng 1.400 tỷ đồng, dự án cầu Nguyễn Tri Phương thành phố Đà Nẵng với giá trị hợp đồng hơn 349 tỷ đồng và hơn năm triệu USD từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB) và vốn đối ứng của thành phố Đà Nẵng.
Những ngày đầu tháng 7 này, Cienco 4 vui mừng đón nhận tin trúng thầu gói thầu xây dựng dự án thi công đường kết nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân gói thầu số 1: Thi công đường, cầu và các phương tiện đoạn km0 00 – km1 539,48 do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án 85 làm đại diện chủ đầu tư, nguồn vốn JICA Nhật Bản.
Tổng Giám đốc Cienco 4 Lê Ngọc Hoa cho biết: “Việc trúng thầu và khởi công gói 1 Nhật Tân, Nội Bài một lần nữa khẳng định uy tín, thương hiệu, năng lực và trình độ của Cienco 4 đối với các công trình trọng điểm về giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội và trên cả nước. Đây vừa là niềm tự hào nhưng cũng là thử thách đối với tập thể cán bộ, công nhân viên của tổng công ty. Chúng tôi tin tưởng rằng, bằng kinh nghiệm hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cienco 4 sẽ luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải, phía đối tác JICA (Nhật Bản) tin tưởng, giao phó, bảo đảm thi công đúng tiến độ, đạt chất lượng cao và an toàn tuyệt đối”.
Gói thầu số 1: Thi công đường, cầu và các phương tiện đoạn km0 00 – km1 539,48 , thuộc Dự án thi công đường kết nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân.
– Gói thầu số 1 có giá trị tương đương 735 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay JICA của Nhật Bản, với tiến độ thi công dự kiến là 30 tháng.
– Gói thầu số 1 nằm trong Dự án thi công đường kết nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 1A; tốc độ thiết kế tuyến chính 80 km/giờ; tốc độ thiết kế đường gom 40 km/giờ. Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ trở thành một trong những tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, là cửa ngõ quan trọng dẫn vào Thủ đô Hà Nội.
– Gói thầu số 1 có tổng chiều dài 153.948 m (từ lý trình km0 00 đến km1 539,48) nằm trong phạm vi thành phố Hà Nội, trong đó có 1.145 m đường, một cầu vượt đường sắt L=394 m, một cầu vượt Nam Hồng L=295 m.
– Phần đường trên tuyến chính của Gói thầu có quy mô sáu làn xe, với bề rộng mặt đường Bm=2.250 m, kết cấu mặt đường bê-tông at-phan.
– Phần đường đầu cầu có hệ thống tường chắn chữ U, chữ L bằng BTCT, đặt lên hệ cọc đóng 35×35 cm.
– Cầu vượt đường sắt có tổng chiều dài L=394 m, bề rộng cầu B=32m, dạng cầu đôi, bao gồm 10 nhịp bằng dầm Super Tee, mố trụ BTCT, đặt trên hệ cọc khoan nhồi D=1,0m.
– Cầu vượt Nam Hồng có tổng chiều dài L=295 m, bề rộng cầu B=8 m, được thiết kế bằng dầm hộp bê-tông cốt thép dự ứng lực liên tục bảy nhịp, mố trụ BTCT đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi D=1,0m.
Theo Nhandan
Ý kiến ()