Thạnh Phú là huyện nghèo nhất tỉnh Bến Tre. Vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, số hộ nghèo ở huyện này giảm đáng kể, nhưng trong đó phải kể đến một yếu tố, đó là nghề nuôi tôm ngày càng bài bản, nên người nuôi tôm trúng mùa liên tục.Diện tích nuôi tôm của huyện Thạnh Phú hiện có gần 16.000 ha, nằm ở cả hai vùng nước mặn và lợ. Các phương thức nuôi như thâm canh, xen canh và quảng canh đều được người dân nơi đây áp dụng tùy theo điều kiện vùng đất, khả năng về vốn và trình độ của họ. Phổ biến là ba loại tôm sú, thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú có 991 ha, thẻ chân trắng là 376 ha, hơn 800 ha là nuôi tôm trong rừng, số còn lại là nuôi quảng canh. Riêng tôm càng xanh trước đây nuôi ở nhiều xã, hai năm nay trở lại đây được tập trung ở xã Mỹ An. Cách nuôi tôm sú phổ biến là nuôi công nghiệp, thường tập trung các xã An Điền, An Nhơn, An Quy, Giao Thạnh,...
Thạnh Phú là huyện nghèo nhất tỉnh Bến Tre. Vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, số hộ nghèo ở huyện này giảm đáng kể, nhưng trong đó phải kể đến một yếu tố, đó là nghề nuôi tôm ngày càng bài bản, nên người nuôi tôm trúng mùa liên tục.
Diện tích nuôi tôm của huyện Thạnh Phú hiện có gần 16.000 ha, nằm ở cả hai vùng nước mặn và lợ. Các phương thức nuôi như thâm canh, xen canh và quảng canh đều được người dân nơi đây áp dụng tùy theo điều kiện vùng đất, khả năng về vốn và trình độ của họ. Phổ biến là ba loại tôm sú, thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú có 991 ha, thẻ chân trắng là 376 ha, hơn 800 ha là nuôi tôm trong rừng, số còn lại là nuôi quảng canh. Riêng tôm càng xanh trước đây nuôi ở nhiều xã, hai năm nay trở lại đây được tập trung ở xã Mỹ An. Cách nuôi tôm sú phổ biến là nuôi công nghiệp, thường tập trung các xã An Điền, An Nhơn, An Quy, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải.
Hiện nay, người dân tập trung vào nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu như trước đây, cơ quan chuyên ngành còn e ngại về loại tôm này, khuyến cáo người dân không nên nuôi, nhưng sau một thời gian phát triển người dân càng làm càng trúng đậm, những “đại gia” như Công ty TNHH thủy sản Huy Thuận nuôi 146 ha, K22 cũng gần 50 ha, chỉ sau ba tháng lãi hàng chục tỷ đồng. Những hộ nuôi nhỏ lẻ cũng từ 4 đến 10 ao (mỗi ao từ 4.000 đến 5.000 m2 mặt nước), trung bình mỗi ao thu về từ 5 đến 6 tấn tôm thương phẩm, cá biệt có ao thu hơn 10 tấn. Vấn đề hiện nay là trong dân không đủ vốn, mà ngân hàng thì còn e ngại. Sở dĩ người dân chuộng tôm thẻ chân trắng, trước hết là thời gian nuôi ngắn, chỉ có từ 80 ngày đến 90 ngày là thu hoạch, giá lại cao hơn các loại tôm khác, nếu tuân thủ đúng kỹ thuật thì bệnh ít xảy ra và thời vụ nuôi tôm thẻ chân trắng từ tháng 3 đến tháng 10, nên trong năm có thể nuôi được hai vụ.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Huỳnh Văn Cung nuôi năm ao, cũng trúng lớn, cho biết: Sở dĩ các doanh nghiệp và người dân mấy năm gần đây tập trung trở lại nuôi tôm và mạnh dạn đầu tư vào tôm thẻ chân trắng ngoài được giá thì có yếu tố đó là kinh nghiệm của người nuôi ngày càng nhiều, có trình độ nắm bắt kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo của ngành chuyên môn. Mặt khác, sự chủ động của ngành chủ quản từ công tác khuyến nông hằng năm mở mấy chục lớp giúp cho nông dân nắm bắt kỹ thuật, thông báo lịch thời vụ kịp thời và nhất là có ban quản lý vùng nuôi năng động, thực hiện nhiệm vụ công khai, dân chủ, công bằng vì lợi ích chung, nên kịp thời hạn chế được rủi ro.
Nhờ phát triển nghề nuôi tôm, số hộ nghèo ở huyện Thạnh Phú vài năm trở lại đây giảm đáng kể. Theo Nghị quyết Đảng bộ huyện thì mỗi năm toàn huyện phấn đấu giảm 2%, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 5%, hiện còn gần 8.000 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 23,19%. Việc giảm nghèo nơi đây tổng hợp từ nhiều nguồn, từ làm nhà cho người nghèo có nhu cầu về nhà ở, rồi đến việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, xét cho vay ưu đãi, các đoàn thể trong xóm, ấp chơi hụi không lời nhằm tạo vốn cho nhau,… Nhưng trong đó, theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Lâm cho biết, huyện có chủ trương vận động các hộ khá trong xóm, ấp cố gắng giải quyết việc làm cho hộ nghèo. Vài năm gần đây, con tôm trúng mùa và giá cao, nên các hộ nuôi tôm khấm khá, có việc làm lại có thu nhập ổn định, nên có điều kiện thuê mướn nhân công. Số hộ nghèo không có đất sản xuất hoặc không còn sức lao động thì vận động các chủ nuôi trúng lớn góp tiền để xây nhà tình thương hoặc mua quà tặng trong những dịp lễ, Tết, góp phần giúp các hộ nghèo vượt qua khó khăn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()