Chuyện làm giàu ở Ðông Thọ
Làm việc bên máy chạm khắc gỗ. Xã Đông Thọ nằm phía nam huyện Yên Phong (Bắc Ninh), nơi chưa lâu còn là vùng quê nghèo, thuần nông "chiêm khê, mùa thối". Nay Đông Thọ đã trở thành đất đa nghề, phát triển khu, cụm công nghiệp và là nơi trổ tài của hàng trăm doanh nhân từ nông dân. Các doanh nhân nước ngoài về đây tìm cơ hội kinh doanh.Thoát nghèo từ những món hàng bỏ đi Giờ đây, bảy thôn làng của Đông Thọ được chia thành những ô bàn cờ. Nhiều dãy nhà cao tầng, nhiều tòa biệt thự sang trọng trải dài bên những trục đường bê-tông nội bộ rộng năm, bảy mét. Con sông Ngũ Huyện Khê và sông Tó chạy qua xã, một thời ô nhiễm nặng, nay trở nên trong lành, mang lại vẻ đẹp trữ tình cho làng quê.Nghề làm cày bắp truyền thống nức tiếng gần xa, khiến người thợ Đông Thọ làm việc bền bỉ, tinh tường khi chọn gỗ, dùng gỗ. Thợ nơi đây biết chắt chiu từng mẩu gỗ thừa biến thành sản phẩm mỹ nghệ có giá trị. Với các khu xưởng lớn của nhiều đại...
Làm việc bên máy chạm khắc gỗ. |
Thoát nghèo từ những món hàng bỏ đi
Giờ đây, bảy thôn làng của Đông Thọ được chia thành những ô bàn cờ. Nhiều dãy nhà cao tầng, nhiều tòa biệt thự sang trọng trải dài bên những trục đường bê-tông nội bộ rộng năm, bảy mét. Con sông Ngũ Huyện Khê và sông Tó chạy qua xã, một thời ô nhiễm nặng, nay trở nên trong lành, mang lại vẻ đẹp trữ tình cho làng quê.
Nghề làm cày bắp truyền thống nức tiếng gần xa, khiến người thợ Đông Thọ làm việc bền bỉ, tinh tường khi chọn gỗ, dùng gỗ. Thợ nơi đây biết chắt chiu từng mẩu gỗ thừa biến thành sản phẩm mỹ nghệ có giá trị. Với các khu xưởng lớn của nhiều đại gia đồ mộc, mỗi tháng xuất hàng chục công-ten-nơ đồ mộc mỹ nghệ, những mẩu gỗ bỏ đi đóng chỉ vừa đầy vài bao tải.
Toàn xã hiện đang có 17 công ty và 312 cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đạt tổng doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Sản phẩm chủ yếu được bán ra nước ngoài và thị trường ngoài tỉnh.
Đông Thọ, ngoài nghề mộc, còn có nghề thu mua phế liệu, thu hút vài trăm lao động của xã. Mỗi sáng, khi chưa rõ mặt người, đội quân làm dịch vụ này tỏa về khắp các làng quê, đô thị, có khi cách cả trăm km. Mạng lưới 45 cơ sở chế biến trong xã mua gom hết hàng cho họ. Bình quân mỗi ngày, từ Đông Thọ xuất đi hàng chục xe tải phế liệu được sơ chế, chế biến thành nguyên liệu, cung cấp cho các nhà máy, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. “Kinh doanh dịch vụ này lãi suất dăm ba chục phần trăm là thường”- anh Cường, chủ một cơ sở kinh doanh phế liệu bộc bạch. Nhiều tòa nhà cao tầng rải khắp bảy thôn của Đông Thọ được xây nên nhờ thu nhập từ nghề này.
Vài năm nay, Đông Thọ có thêm nghề thu mua và làm tóc giả. Năm năm trước chỉ 15 hộ làm nghề. Nay có đội quân cả nghìn người của Đông Thọ và các xã chung quanh đi khắp các tỉnh, thu mua tóc về bán cho các xưởng tại xã để sơ chế, làm thành tóc giả xuất khẩu. Ba trăm hộ trong xã đang làm nghề không chỉ thoát nghèo mà còn giàu lên… Ông Đinh Văn Thụ, chủ một doanh nghiệp ở thôn Đông Bích cho biết : Khi nguồn hàng từ trong nước không đủ, đến nay dân Đông Thọ sang tận Lào, Thái-lan, Cam-pu-chia… mở đại lý thu mua gom nguyên liệu tóc về làm hàng. Một mái tóc dài, mua chừng ba triệu đồng, qua bàn tay chế tác của thợ Đông Thọ được bán giá gấp nhiều lần. Ngày nay về Đông Thọ ta dễ gặp nhiều thương gia người nước ngoài. Họ túc trực ở dãy phố nghề tóc ở Đông Bích để đặt hàng, nhập hàng tóc giả tại gốc rồi xuất sang nhiều nước ở châu Âu, Mỹ- Ông Thụ cho biết.
Vực đạo làm giàu
Những con số, hình ảnh trên chỉ là những mảnh ghép, góp phần tạo nên bức tranh về vùng nông thôn mới, về con người Đông Thọ. Còn nhớ, mươi năm trước Đông Thọ còn là xã nghèo, thuần nông. Các bậc cao niên trong làng xã cho biết sự nỗ lực làm giàu của Đông Thọ được gói gọn ở “Ba chữ T”, đó là tri thức, truyền thống và tiền của. Người dân Đông Thọ tâm niệm làm giàu về tri thức và truyền thống là nền tảng.
Nguyên Bí thư Đảng ủy Đông Thọ Nguyễn Văn Âu cho biết, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với nhiều mâu thuẫn, thách thức đặt ra về vốn, về nguồn nhân lực, trình độ năng lực lãnh đạo, quản lý tưởng chừng như không thể vượt qua. Sức mạnh khởi nguồn từ đoàn kết, tạo sự đồng thuận cao trong quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng vào tình hình thực tế của địa phương.
Đã nhiều năm, Đảng bộ Đông Thọ phân công đảng viên sinh hoạt tại bảy chi bộ khu dân cư và chịu trách nhiệm về các hộ gia đình trên địa bàn. Việc này đặt ra yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tự rèn luyện, tự giác học tập nâng cao trình độ. Tổ chức đảng gắn bó mật thiết với dân để tuyên truyền, tập hợp trí tuệ, kịp thời giải quyết tâm tư nguyện vọng của dân. Cũng là để tự làm trong sạch và nâng cao trình độ quản lý lãnh đạo.
Là xã vùng chiêm trũng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn hơn một sào ruộng. Đông Thọ sớm vận động nông dân đi vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, mở rộng chăn nuôi. Theo đó xã tập trung dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa khâu làm đất, gắn liền đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi. Xã quy hoạch, dành 10 ha để hình thành các khu chăn nuôi tập trung. Đến nay, trong cơ cấu, sản xuất nông nghiệp của xã chỉ còn gần 18% nhưng bình quân lương thực của xã đạt 475kg/người/năm. Thu nhập trên một ha canh tác đạt bình quân 70 triệu đồng.
Đồng thời, hơn mười năm trước, Đông Thọ đã chuyển mạnh sang phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Khi trở thành đất đa nghề, xã mạnh dạn dành quỹ đất thuê chuyên gia giỏi làm quy hoạch cụm, khu công nghiệp làng nghề, tạo điều kiện để sản xuất phát triển. Từ đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Đông Thọ phát triển nhanh, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và xây dựng, để nay đạt tỷ lệ “vàng”, chiếm hơn 71% . Cụm công nghiệp đa nghề tập trung ở Đông Thọ hiện nay có tổng diện tích 120 ha, với 35 doanh nghiệp đăng ký đầu tư và đi vào sản xuất, đang hoạt động hiệu quả. Toàn xã hình thành hai làng nghề với 32 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng 520 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn bốn nghìn lao động với mức lương từ ba đến năm triệu đồng/tháng.
Phương châm “ly nông bất ly hương” đã và đang được thực hiện sáng tạo, sinh động ở Đông Thọ. Thực tiễn Đông Thọ cho ý niệm khá toàn diện, sinh động về con đường và hình ảnh xây dựng nông thôn mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()