Sáng 5-7, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), bác sĩ Đặng Thị Phượng cho biết: Đoàn công tác của Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng hai chuyên gia đến từ Vương quốc Bỉ về lĩnh vực dịch tễ học và bệnh lý gan mật đã đến nghiên cứu "bệnh lạ" tại thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ từ ngày 4-7 đến nay.Hiện nay, đoàn đã đi khảo sát thực địa tại thôn Làng Rêu - nơi có 15 người chết vì bệnh viêm da lạ. Hai chuyên gia Bỉ đã lấy mẫu gạo ủ mà người dân dùng trước đây để xét nghiệm, phân tích truy tìm những loại nấm có thể gây hại đến sức khỏe con người. Đoàn cũng nắm lại thông tin những loại thuốc điều trị dự phòng người dân đang sử dụng; khảo sát các khu dân cư, phân bố dân cư, tình hình địa lý. Đồng thời lưu ý đến chu kỳ phát triển bệnh; hướng dẫn thiết kế biểu đồ theo dõi sự phát triển của ca bệnh mới theo từng ngày, từng giai đoạn.Đoàn chuyên gia y tế nhận định: Sở dĩ bệnh viêm...
Sáng 5-7, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), bác sĩ Đặng Thị Phượng cho biết: Đoàn công tác của Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng hai chuyên gia đến từ Vương quốc Bỉ về lĩnh vực dịch tễ học và bệnh lý gan mật đã đến nghiên cứu “bệnh lạ” tại thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ từ ngày 4-7 đến nay.
Hiện nay, đoàn đã đi khảo sát thực địa tại thôn Làng Rêu – nơi có 15 người chết vì bệnh viêm da lạ. Hai chuyên gia Bỉ đã lấy mẫu gạo ủ mà người dân dùng trước đây để xét nghiệm, phân tích truy tìm những loại nấm có thể gây hại đến sức khỏe con người. Đoàn cũng nắm lại thông tin những loại thuốc điều trị dự phòng người dân đang sử dụng; khảo sát các khu dân cư, phân bố dân cư, tình hình địa lý. Đồng thời lưu ý đến chu kỳ phát triển bệnh; hướng dẫn thiết kế biểu đồ theo dõi sự phát triển của ca bệnh mới theo từng ngày, từng giai đoạn.
Đoàn chuyên gia y tế nhận định: Sở dĩ bệnh viêm da lạ hiện nay tạm lắng là nhờ áp dụng các biện pháp tổng vệ sinh môi trường, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể người dân, kết hợp phác đồ điều trị mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang lo ngại bệnh viêm da lạ phát triển theo chu kỳ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và môi trường.
Theo bác sĩ Đặng Thị Phượng, xác định: “Bệnh viêm da lạ bùng phát mạnh nhất vào mùa mưa, nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đáng mừng là từ đầu tháng 6 đến nay, chưa ghi nhận thêm ca bệnh viêm da lạ nào ở trên địa bàn huyện”.
Trước đó, đầu tháng 6, hai chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Mỹ (USCDC) đã được mời đến tư vấn, phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam truy tìm nguyên nhân “bệnh lạ” ở Ba Tơ. Hiện, WHO và USCDC đang tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ Y tế Việt Nam để ngăn chặn và giảm thiểu số người mắc, chết do bệnh viêm da lạ ở huyện miền núi Ba Tơ…
Theo Nhandan
Ý kiến ()