Thiết lập ngày 30-3-2011, Chính phủ dân sự Mi-an-ma đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và hiệu quả trên con đường phát triển đất nước, được sự hoan nghênh của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và dư luận quốc tế. Sự kiện quan trọng và mới nhất là Thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ và Liên đoàn Dân tộc Ca-ren (KNU), lực lượng chính trị-vũ trang đối lập lớn và lâu đời nhất.Cuộc bầu cử dân chủ hồi đầu năm ngoái tại Mi-an-ma đã diễn ra suôn sẻ và thắng lợi, mở đầu quá trình chuyển sang chính thể dân sự. Nay các đảng chính trị ở nước này đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH bổ sung và hội đồng lập pháp khu vực và bang vào ngày 1-4 tới. Theo Ủy ban bầu cử liên bang (UNC) Mi-an-ma, cuộc bầu cử này sẽ bầu bổ sung 48 ghế còn thiếu, gồm 40 ghế ở Hạ viện, sáu ghế ở Thượng viện và hai ghế cho nghị viện cấp bang và khu vực. Liên quan tiến trình dân chủ hóa đất nước này, đáng chú ý là việc đảng...
Thiết lập ngày 30-3-2011, Chính phủ dân sự Mi-an-ma đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và hiệu quả trên con đường phát triển đất nước, được sự hoan nghênh của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và dư luận quốc tế. Sự kiện quan trọng và mới nhất là Thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ và Liên đoàn Dân tộc Ca-ren (KNU), lực lượng chính trị-vũ trang đối lập lớn và lâu đời nhất.
Cuộc bầu cử dân chủ hồi đầu năm ngoái tại Mi-an-ma đã diễn ra suôn sẻ và thắng lợi, mở đầu quá trình chuyển sang chính thể dân sự. Nay các đảng chính trị ở nước này đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH bổ sung và hội đồng lập pháp khu vực và bang vào ngày 1-4 tới. Theo Ủy ban bầu cử liên bang (UNC) Mi-an-ma, cuộc bầu cử này sẽ bầu bổ sung 48 ghế còn thiếu, gồm 40 ghế ở Hạ viện, sáu ghế ở Thượng viện và hai ghế cho nghị viện cấp bang và khu vực. Liên quan tiến trình dân chủ hóa đất nước này, đáng chú ý là việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập lớn nhất của Mi-an-ma đã nhất trí cử 21 người ra tranh cử, trong đó có bà A-ung Xan Xu Ki, Chủ tịch đảng này. Sau cuộc bầu cử năm 1990, NLD mâu thuẫn với chính quyền đã tẩy chay một số cuộc bầu cử ở Mi-an-ma, khiến bầu không khí chính trị và xã hội ở quốc gia này rơi vào căng thẳng phức tạp. Tổng thống Mi-an-ma Thên Xên cam kết tiến hành cuộc bầu cử tự do và công bằng, đồng thời lên tiếng hoan nghênh động thái này của NLD và bản thân bà Xan Xu Ki nếu bà đắc cử nghị sĩ QH và tham gia chính quyền.
Trong một diễn biến tích cực khác, nhằm mục tiêu ổn định đất nước, củng cố hòa bình bền vững và đoàn kết dân tộc, Chính phủ Mi-an-ma ngày 13-1 ký lệnh ân xá cho 651 tù nhân, trong đó có cựu Thủ tướng U Khin Ni-un và 200 cộng sự. Đây là đợt đặc xá thứ tư ở Mi-an-ma kể từ tháng 3-2011, tổng cộng đã có 28.424 tù nhân được hưởng đặc xá. Song song những cải cách về chính trị, chính quyền Nay Pyi Taw tiếp tục tiến hành các nỗ lực hòa giải với các nhóm vũ trang ở nước này. Mới đây nhất, Chính phủ Mi-an-ma đã ký Thỏa thuận ngừng bắn với KNU có khoảng bảy nghìn tay súng, tạo tiền đề cho việc ký kết Hiệp định hòa bình chấm dứt cuộc nổi dậy kéo dài từ năm 1949 tới nay.
Trước đó, chính quyền Mi-an-ma đã ký các thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình với 17 nhóm nổi dậy, trong đó các tay súng của 12 nhóm đã gia nhập lực lượng vũ trang của Chính phủ. Thỏa thuận ngừng bắn và hòa giải dân tộc không chỉ mang lại hòa bình và ổn định mà còn giúp quốc gia đang phát triển này nhận được hợp tác và viện trợ phát triển của các nước khác. Thí dụ, các hoạt động vũ trang của KNC đã gây trở ngại lớn đối với dự án xây dựng đặc khu công nghiệp Đa-uây trị giá 50 tỷ USD ở miền nam nước này.
Cộng đồng khu vực và quốc tế theo dõi và hoan nghênh những chuyển biến mới ở Mi-an-ma trên con đường dân chủ hoá và phát triển đất nước, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hợp tác với quốc gia này.
Thời gian gần đây, Chính phủ nhiều nước, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản… đã cử đại diện tới thăm Mi-an-ma nhằm tăng cường quan hệ với quốc gia sẽ làm Chủ tịch ASEAN năm 2014 này. Bộ trưởng Ngoại giao Anh cam kết viện trợ phát triển cho Mi-an-ma 290 triệu USD. EU tuyên bố sẽ mở văn phòng đại diện tại Mi-an-ma để quản lý các chương trình viện trợ và thúc đẩy tiến trình đối thoại chính trị tại nước này. Điều quan trọng lúc này là phương Tây cần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Mi-an-ma, bởi lý do để áp đặt trừng phạt đã không còn. Như lãnh đạo Cam-pu-chia, nước Chủ tịch ASEAN năm 2012 tuyên bố, một trong những ưu tiên của ASEAN trong năm nay là hành động để phương Tây xóa bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Mi-an-ma.
Tổng thống Mi-an-ma Thên Xên mới đây đã nêu rõ tầm quan trọng của thống nhất dân tộc trong công cuộc phát triển đất nước. Ông khẳng định, chỉ khi đất nước có hòa bình, đoàn kết và hòa hợp dân tộc thì dân chủ mới được thực thi đúng đắn và hiệu quả; đời sống nhân dân sẽ được cải thiện. Tổng thống kêu gọi người dân tham gia kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ nhằm xây dựng Mi-an-ma sớm trở thành một quốc gia hiện đại.
Theo Nhandan
Ý kiến ()