Chuyển động mới ở thành phố trẻ
Phát triển kinh tế cảng biển là thế mạnh của Cẩm Phả. Ngày 21-2, thị xã Cẩm Phả chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây thật sự là vinh dự, niềm tự hào to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Cẩm Phả trong sự nghiệp xây dựng và phát triển. Đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để Cẩm Phả tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp hiện đại vào năm 2015.Sau mấy năm xa đất mỏ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi quay trở lại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh). Thay vào những "phố núi" mờ bụi than và những dãy nhà thấp bé là những dãy phố gọn gàng, với kiến trúc hiện đại, vườn hoa cây xanh, cảng biển tấp nập tàu, thuyền. Diện mạo của thành phố công nghiệp, cảng biển và du lịch ngày càng rõ nét.Để có được kết quả trên, cùng với việc tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, thành phố Cẩm Phả đặc biệt quan tâm, đầu tư...
Phát triển kinh tế cảng biển là thế mạnh của Cẩm Phả. |
Sau mấy năm xa đất mỏ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi quay trở lại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh). Thay vào những “phố núi” mờ bụi than và những dãy nhà thấp bé là những dãy phố gọn gàng, với kiến trúc hiện đại, vườn hoa cây xanh, cảng biển tấp nập tàu, thuyền. Diện mạo của thành phố công nghiệp, cảng biển và du lịch ngày càng rõ nét.
Để có được kết quả trên, cùng với việc tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, thành phố Cẩm Phả đặc biệt quan tâm, đầu tư mạnh mẽ công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa lành mạnh gắn với việc bảo vệ môi trường bền vững. Theo đó, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt, Cẩm Phả ưu tiên đầu tư, phát triển hạ tầng, kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý đô thị. Nhiều công trình mới mang vóc dáng kiến trúc hiện đại như: Nhà văn hóa công nhân, Quảng trường 12-11, trung tâm văn hóa thể thao, khu vui chơi, công viên, trụ sở các cơ quan, khu đô thị mới… được đầu tư xây dựng bề thế, đường giao thông đô thị được mở rộng làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc. Từ năm 2005 đến nay, tổng mức đầu tư xã hội trên địa bàn thành phố khoảng 40.300 tỷ đồng để chỉnh trang, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và phúc lợi nơi công cộng: Trường học, nhà ở, trụ sở làm việc… Trong đó, từ nguồn ngân sách Nhà nước là 1.320 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động từ doanh nghiệp và nhân dân. Đến nay, 100% số tuyến phố chính ở Cẩm Phả đã hoàn thiện đồng bộ hệ thống thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng công cộng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hiện còn 0,84%; hằng năm tạo việc làm cho 5.000 lao động; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt từ 93 đến 99%; 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn; 95% số trường học được cao tầng hóa, 50% số trường đạt chuẩn quốc gia; 100% số phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đặc biệt trong quá trình phát triển đô thị, Cẩm Phả đã chấm dứt tình trạng “nhà không số, phố không tên”, góp phần đưa việc quản lý đô thị vào chiều sâu. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Minh khẳng định: “Thời gian tới, thành phố Cẩm Phả sẽ tiếp tục đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tập trung điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền đô thị mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, phát triển của thành phố, hướng tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại”.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cẩm Phả luôn đạt 13,85%; năm 2011 đạt 14,1%; tổng thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 22,6%. Cơ cấu kinh tế, công nghiệp, xây dựng chiếm 73,5%; thương mại, dịch vụ: 25,1%; nông, lâm, thủy sản: 1,4%. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng bình quân 19,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.684 USD, năm 2011 đạt hơn 2.300 USD (bằng 1,5 lần so với toàn quốc). Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp Trung ương và địa phương. Trong đó có hàng chục đơn vị sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao đã đi vào hoạt động như nhà máy xi-măng, nhiệt điện, chế tạo thiết bị ô-tô… Cùng với công nghiệp, xây dựng, lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch cũng có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế cảng biển được tiếp tục quan tâm đầu tư, hệ thống các cảng trên địa bàn thành phố như: Cửa Ông, Khe Dây, Km6, Vũng Đục, Hòn Nét khai thác có hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế cảng biển và phát triển công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu phục vụ các ngành kinh tế. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Cẩm Phả có bước phát triển nhanh, chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt từ 93 đến 99%, 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn. Hệ thống các trường dạy nghề trung học, cao đẳng và liên kết đào tạo đại học, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề vẫn duy trì và phát triển, 95% số trường học được cao tầng hóa, 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến nay, trên địa bàn thành phố chỉ còn 0,44% số hộ nghèo. Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần người dân cũng được nâng cao, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Cẩm Phả được triển khai sâu rộng, đến nay 97,75% số thôn, khu đạt khu, thôn văn hóa, 100% các thôn, khu có nhà văn hóa, 93% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Là một thành phố công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, trong quá trình phát triển, Cẩm Phả luôn phải đối mặt với vấn đề môi trường. Để giải quyết tốt vấn đề môi trường, thành phố đã chủ động cùng với các doanh nghiệp ngành Than đầu tư triển khai gần 60 dự án, công trình với tổng số vốn gần 1.000 tỷ đồng nhằm khắc phục, xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than gây ra. Các công trình này đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố. Xác định mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, từ nhiều năm qua, thành phố đã trồng hàng chục vạn cây xanh các loại từ Quang Hanh đến Cẩm Phú tạo vành đai xanh ngăn bụi từ các mỏ xuống khu dân cư. Cùng với đó, thành phố cũng đang đầu tư mạnh mẽ cho công tác chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan, xây dựng công viên, cây xanh tại các tuyến phố nội thành và khu đô thị ven biển, góp phần làm thay đổi diện mạo theo hướng văn minh, hiện đại của một thành phố trẻ.
Xác định tiềm năng lớn nhất để phát triển kinh tế – xã hội là công nghiệp than, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, chế tạo thiết bị điện, công nghiệp cảng biển, đóng tàu, thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ. Thành phố Cẩm Phả đang nỗ lực tập trung xây dựng chiến lược phát triển bền vững, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền đô thị mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, phát triển của thành phố. Mục tiêu đến năm 2015, thành phố Cẩm Phả sẽ huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật gồm nâng cấp các hệ thống: giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc; triển khai thực hiện các dự án cải tạo, hoàn nguyên xử lý môi trường, công viên cây xanh. Đầu tư xây dựng mới nhà truyền thống, thư viện, đài phát thanh – truyền hình thành phố; đầu tư giai đoạn II cho hai bệnh viện đa khoa thành phố; nâng cấp các trạm y tế phường, xã còn lại; Đầu tư xây dựng các Trung tâm thương mại – dịch vụ, khách sạn. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 80% số trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Tiếp tục đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực, chủ động và tích cực hội nhập khu vực và quốc tế, phấn đấu xây dựng Cẩm Phả trở thành thành phố công nghiệp, cảng biển, du lịch hiện đại trước năm 2020, đồng thời là cực tăng trưởng trong hành lang kinh tế động lực của Quảng Ninh đang là mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Cẩm Phả trong các năm tiếp theo.
Theo Nghị quyết của Chính phủ, TP Cẩm Phả có diện tích tự nhiên hơn 48.600 ha, với dân số là 195.000 người. TP Cẩm Phả có địa giới hành chính phía đông giáp huyện Vân Đồn; tây giáp huyện Hoành Bồ và TP Hạ Long; nam giáp TP Hạ Long và huyện Vân Đồn; bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên; bao gồm 13 phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương và ba xã: Dương Huy, Cộng Hòa, Cẩm Hải. Tính đến thời điểm hiện nay, Cẩm Phả là thành phố thứ tư của tỉnh Quảng Ninh cùng với các TP Hạ Long, Móng Cái và Uông Bí.
Theo Nhandan
Ý kiến ()