LSO-Văn Lãng là một trong những địa phương có điều kiện khí hậu khá đặc biệt so với toàn tỉnh. Nằm trong vùng máng trũng dễ xảy ra nguy cơ về lũ lụt trong mùa mưa, nhưng vào mùa khô, Văn Lãng lại có lượng mưa thấp nhất và hạn hán là điều khó tránh khỏi trong thời gian này. Trong khi đó điều kiện về cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn của Văn Lãng cũng còn nhiều bất cập, trình độ dân trí chưa đồng đều…đó là những yếu tố bất thuận trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.Trong định hướng phát triển, ngành nông lâm nghiệp vẫn được xác định là chủ lực của Văn Lãng, chính vì vậy, trong những năm qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của địa phương. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2005-2010 về tiếp tục thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn 2006-2010, UBND huyện đã xây...
LSO-Văn Lãng là một trong những địa phương có điều kiện khí hậu khá đặc biệt so với toàn tỉnh. Nằm trong vùng máng trũng dễ xảy ra nguy cơ về lũ lụt trong mùa mưa, nhưng vào mùa khô, Văn Lãng lại có lượng mưa thấp nhất và hạn hán là điều khó tránh khỏi trong thời gian này. Trong khi đó điều kiện về cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn của Văn Lãng cũng còn nhiều bất cập, trình độ dân trí chưa đồng đều…đó là những yếu tố bất thuận trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Trong định hướng phát triển, ngành nông lâm nghiệp vẫn được xác định là chủ lực của Văn Lãng, chính vì vậy, trong những năm qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của địa phương. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2005-2010 về tiếp tục thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn 2006-2010, UBND huyện đã xây dựng một hệ thống các đề án như đề án về xây dựng cánh đồng 40 – 50 triệu đồng/ha/năm; đề án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2008-2010. Cùng với đó là chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn và chính quyền các địa phương nhanh chóng triển khai các chính sách của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bế Văn Trình, Bí thư Huyện ủy cho biết: Huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị cao; phát triển chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ; cung ứng đầy đủ và kịp thời các loại giống mới, vật tư nông nghiệp cho sản xuất. Tiếp tục thực hiện thí điểm các mô hình mới như mô hình trồng rau an toàn, chăn nuôi gà an toàn sinh học… Hỗ trợ xây dựng các mô hình cánh đồng 40-50 triệu đồng/ha/năm, triển khai hiệu quả các dự án trồng rừng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
|
Trồng đỗ vụ đông – hướng chuyển dịch mới của nông dân xã Đồng Bục – Lộc Bình |
Theo hướng đi đó, năm 2010, các cơ quan chuyên môn đã triển khai 8 mô hình trình diễn về giống lúa lai mới, năng suất của các mô hình đều đạt khá cao, từ 60-80 tạ/ha. Cùng với đó là hàng loạt các mô hình lúa mùa sớm được triển khai, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, trong quá trình đó, huyện đã trợ giá 5 tấn giống lúa lai cho người nông dân. Cánh đồng 40- 50 triệu đồng/ha/năm đươc triển khai với rất nhiều các công thức luân canh khác nhau như: Công thức 2 vụ lúa và một vụ khoai tây tại xã Tân Việt, Hoàng Văn Thụ cho thu nhập bình quân từ 58 triệu đồng/ha (năm 2007) đến 123 triệu đồng/ha (năm 2010); công thức 2 vụ lúa và rau màu vụ đông tại xã Nhạc Kỳ cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm; công thức ngô lai – lúa mùa – rau đông thực hiện tại xã Trùng Quán thu nhập 119 triệu đồng/ha/năm… Ngoài các công thức trên, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn 4 thôn của xã Hoàng Văn Thụ còn thực hiện nhân giống lúa bao thai lùn cho Công ty giống cây trồng Lạng Sơn, năng suất đạt 150-180kg/sào, cho thu nhập bình quân 27 triệu đồng/ha/vụ. Đề án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn cũng được triển khai với hàng trăm lượt hộ nông dân được tập huấn về sản xuất rau an toàn và 5 mô hình thí điểm đã được xây dựng. Cùng với đó chăn nuôi và lĩnh vực lâm nghiệp cũng được quan tâm, 5 mô hình chăn nuôi gà công nghiệp được xây dựng với quy mô 1.200 con/mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, từ đó thúc đẩy các hộ gia đình tự đầu tư để phát triển chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ, theo hình thức tập trung, an toàn sinh học. Sản xuất lâm nghiệp đạt được nhiều kết quả, tập trung vào các loại cây trồng có giá trị cao. Tổng diện tích rừng trồng mới của Văn Lãng từ năm 2008 đến nay là 2.859ha, một kết quả khả quan. Đặc biệt là trồng cây ăn quả đã trở thành một trong những phong trào có sức lan tỏa mạnh, trực tiếp thúc đẩy kinh tế vườn đồi phát triển. Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện trồng được 211,2 ha cây ăn quả, vượt 40,8% mục tiêu đề ra, đa số các mô hình này đạt hiệu quả từ 30-70 triệu đồng/ha/năm.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn lại, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lãng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tỷ lệ diện tích lúa lai trong cơ cấu diện tích lúa đạt thấp, phong trào cánh đồng 40-50 triệu đồng/ha/năm chỉ dừng lại ở các mô hình có sự đầu tư của nhà nước; lĩnh vực chăn nuôi hầu như chưa có tăng trưởng…. Phân tích thấu đáo những nguyên nhân của các hạn chế tồn tại, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2010-2015 tiếp tục xác định: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp vẫn là một trong những nhiệm vụ, đồng thời đã đề ra phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ đó. Hy vọng rằng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của chính bản thân mỗi người nông dân, nông nghiệp Văn Lãng sẽ có những bước tiến dài và bền vững.
Lê Minh
Ý kiến ()