LSO-Sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp của tỉnh ta trong GDP đã giảm từ 55,46% ( năm 1991) đến nay, xuống còn 39,74%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt và bắt đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đó là những nét mới, báo hiệu nông nghiệp Lạng Sơn đang có bước khởi sắc.Những năm gần đây, sản xuất nông- lâm nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và khá toàn diện. Đời sống của nông dân có bước cải thiện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung và giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở địa bàn nông thôn. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã được bà con quan tâm. Đến nay, đã có 36% diện tích lúa và 99% diện...
LSO-Sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp của tỉnh ta trong GDP đã giảm từ 55,46% ( năm 1991) đến nay, xuống còn 39,74%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt và bắt đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đó là những nét mới, báo hiệu nông nghiệp Lạng Sơn đang có bước khởi sắc.
Những năm gần đây, sản xuất nông- lâm nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và khá toàn diện. Đời sống của nông dân có bước cải thiện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung và giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở địa bàn nông thôn. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã được bà con quan tâm. Đến nay, đã có 36% diện tích lúa và 99% diện tích ngô sử dụng giống mới, góp phần nâng cao sản lượng lương thực hàng năm đạt từ 275 đến 280 nghìn tấn, bình quân lương thực năm 2010 ước đạt 380kg/ người/ năm. Thành quả đó phải kể đến công tác khuyến nông được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt chú trọng, 100% số xã có đội ngũ khuyến nông viên, hằng năm các mô hình trình diễn được triển khai tới tận thôn bản vùng sâu, vùng xa để đồng bào các dân tộc được tai nghe mắt thấy từng giống mới, kỹ thuật mới, từ đó làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác cho bà con. Nhờ đó hệ số sử dụng đất được nâng lên từ 1,67 lần năm 2005 nay lên 1,7 lần, đã góp phần nâng cao giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển từ thuần nông, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, tỉnh ta đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực.
tled.jpg” alt=””> |
Bà con nông dân huyện Lộc Bình tích cực đưa giống mới vào sản xuất, luân canh tăng vụ |
Cùng với đó, kinh tế lâm nghiệp cũng được bà con nông dân khai thác tối đa thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp chăn nuôi, nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp đã đầu tư vốn phát triển lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Công tác giao đất rừng, trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng được các địa phương quan tâm chỉ đạo. Vì vậy, rừng tái sinh phát triển khá nhanh, nâng độ che phủ rừng từ 41,8% năm 2005 lên 49,1% năm 2010. Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông- lâm nghiệp; trồng rừng, trồng cây ăn quả; kinh doanh tổng hợp như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lâm sản… với tổng số hơn 300 hộ sản xuất cho thu nhập cao từ nông- lâm nghiệp. Mỗi hộ gia đình tiêu biểu này, có tổng thu nhập bình quân từ 80 đến 200 triệu đồng/năm. Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hệ thống đường giao thông nông thôn, lưới điện, các công trình thuỷ lợi đầu mối, trường học, trạm y tế xã, nhà văn thôn bản, chợ khu vực… được xây dựng, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn từng bước phát triển. Trong đó kinh tế hộ phát triển mạnh, một số trang trại nông-lâm nghiệp liên kết, liên doanh giữa nông dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở khu vực nông thôn phát triển, gắn với nhu cầu thị trường…
Đó là những tiền đề quan trọng làm cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống của bà con nông dân từng bước được cải thiện. Trên cơ sở đó, vấn đề nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2015 đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV khẳng định là: “Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện, chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng nông thôn mới”. Theo đó tỉnh chỉ đạo, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới, coi trọng công tác khuyến nông, đẩy mạnh việc đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng vào sản xuất, tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm công tác thuỷ lợi, chủ động phòng chống dịch bệnh…Từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đi đôi với tổ chức tốt thị trường tiêu thụ; hình thành các trang trại có quy mô thích hợp với từng vùng; tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh tế đồi rừng, quản lý tốt quy hoạch ba loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng), khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng… Đó là những giải pháp để phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Thúy Đội
Ý kiến ()