LSO-Chương trình vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được thực hiện theo Quyết định số 31/2007/QĐ- TTg, ngày 5/3/ 2007 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp các hộ dân ở vùng khó khăn phát triển kinh tế, dần xóa khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong những năm qua, dư nợ chương trình vốn này không ngừng tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển sản xuất ở các địa phương trong toàn tỉnh. Phát huy hiệu quả chương trình vốn, trong năm 2012, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, giải ngân kịp thời nguồn vốn được bổ sung và số vốn thu hồi nợ, mặt khác thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn sử dụng ở cơ sở. Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Cao Lộc giải ngân tại thị trấn Đồng ĐăngTrong tổng nguồn vốn tăng thêm của năm 2012 là 183,55 tỷ đồng, thì vốn chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 40 tỷ đồng, chỉ sau chương trình vốn hộ nghèo (90 tỷ đồng)....
LSO-Chương trình vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được thực hiện theo Quyết định số 31/2007/QĐ- TTg, ngày 5/3/ 2007 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp các hộ dân ở vùng khó khăn phát triển kinh tế, dần xóa khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong những năm qua, dư nợ chương trình vốn này không ngừng tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển sản xuất ở các địa phương trong toàn tỉnh. Phát huy hiệu quả chương trình vốn, trong năm 2012, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, giải ngân kịp thời nguồn vốn được bổ sung và số vốn thu hồi nợ, mặt khác thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn sử dụng ở cơ sở.
Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Cao Lộc giải ngân tại thị trấn Đồng Đăng
Trong tổng nguồn vốn tăng thêm của năm 2012 là 183,55 tỷ đồng, thì vốn chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 40 tỷ đồng, chỉ sau chương trình vốn hộ nghèo (90 tỷ đồng). Sở dĩ nguồn vốn được cấp tăng thêm hàng năm là xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn trong nhân dân, mà trên cơ sở nhu cầu đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã xem xét, đánh giá và tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách tỉnh trình Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam xin cấp bổ sung nguồn vốn. Sau khi được cấp, chi nhánh đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn cho các địa phương, chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện tổ chức giải ngân kịp thời. Với tinh thần trách nhiệm cao, nhằm đưa nhanh nguồn vốn vào phục vụ lao động sản xuất, nhiều địa phương đã thực hiện vượt kế hoạch như huyện Cao Lộc, Tràng Định (hai huyện đang có số dư nợ lớn nhất của tỉnh). Trong năm 2012, tổng doanh số giải ngân mới 256,357 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ lên 509,209 tỷ đồng, tăng 119,907 tỷ đồng so với năm 2011, với 21.561 khách hàng đang sử dụng vốn (năm 2011 trên 18 nghìn khách hàng dư nợ).
Cùng với công tác giải ngân, năm 2012, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng, trong đó tập trung công tác theo dõi nguồn vốn ủy thác, kiểm tra các hộ sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn. Đối với chương trình vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, nợ quá hạn đầu năm 2012 chỉ hơn 200 triệu đồng, nhưng dư nợ lớn, nên nguy cơ tiềm ẩn nợ quá hạn cao nếu không đôn đốc thu hồi kịp thời. Vì vậy, các phòng giao dịch đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác vốn, chính quyền địa phương, phát huy vai trò của các tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện công tác quản lý vốn ở cơ sở. Trong năm, các phòng giao dịch đều nghiêm túc tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát các hộ sử dụng vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn theo kế hoạch hàng quý, năm. Qua công tác kiểm tra, các đơn vị đã chỉ ra những điểm yếu kém về nghiệp vụ quản lý sổ sách, theo dõi nợ, biểu mẫu thu tiền lãi… Từ đó, ngân hàng tích cực tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, các tổ chức nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế. Từ kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn vốn trong quá trình sử dụng của người dân, các khoản nợ sắp đến hạn, nợ đến hạn được theo dõi, nhắc nhở kịp thời, doanh số thu nợ đạt cao, trên 136 tỷ đồng, nợ quá hạn phát sinh trong năm rất thấp, hiện chỉ có hơn 500 triệu đồng do một số hộ vay gặp khó khăn, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh khẳng định: Năm 2012, nguồn vốn cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đạt kết quả khá cao so với mọi năm: tổng doanh số giải ngân, tổng thu nợ đạt 99,9% kế hoạch; qua các đợt kiểm tra, nguồn vốn cơ bản được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Trong năm 2013, chi nhánh sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào cải thiện, nâng cao đời sống của người dân.
Lâm Như
Ý kiến ()