LSO-Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 là một chương trình lớn của Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tam nông”. Đây là chương trình tổng thể, toàn diện và lâu dài nhằm đáp ứng nguyện vọng bao đời của nông dân. Nông dân xã Chi Lăng ra quân làm đường giao thông - Ảnh: Đ.BChương trình này thực sự là quốc sách hàng đầu để nâng cao đời sống cho nông dân, đây cũng là hoạt động để Đảng, Nhà nước ta “tri ân” với giai cấp nông dân, một giai cấp đã cống hiến lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trải qua gần một thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị thế của dân tộc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Khi có điều kiện nhìn lại những thành tựu mà cách mạng đem lại là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, với 86% dân số Việt Nam thuộc thành phần giai cấp nông dân, đời sống còn muôn vàn khó khăn, nhiều...
LSO-Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 là một chương trình lớn của Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tam nông”. Đây là chương trình tổng thể, toàn diện và lâu dài nhằm đáp ứng nguyện vọng bao đời của nông dân.
|
Nông dân xã Chi Lăng ra quân làm đường giao thông – Ảnh: Đ.B |
Chương trình này thực sự là quốc sách hàng đầu để nâng cao đời sống cho nông dân, đây cũng là hoạt động để Đảng, Nhà nước ta “tri ân” với giai cấp nông dân, một giai cấp đã cống hiến lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trải qua gần một thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị thế của dân tộc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Khi có điều kiện nhìn lại những thành tựu mà cách mạng đem lại là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, với 86% dân số Việt Nam thuộc thành phần giai cấp nông dân, đời sống còn muôn vàn khó khăn, nhiều vấn đề còn đang bất cập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Nông dân ngày càng trở nên tụt hậu so với sự phát triển xã hội. Mặt khác, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xuất hiện nhóm người giàu có, nhóm người có học hành, nhóm người có đầu óc làm ăn, đã dần thoát ly khỏi nông thôn. Để lại cho nông thôn hầu hết là người già và trẻ em. Chính vì vậy, Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai là hết sức cần thiết. Với quan điểm chỉ đạo sáng suốt trên cơ sở, xây dựng nông thôn mớí là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Đây là cuộc vận động lớn mang tính lâu dài và xác định phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, do đó, vấn đề chọn con người có trách nhiệm với nông dân, gần gũi nông dân là hết sức quan trọng. Người cán bộ tổ chức thực hiện Chương trình phải có tâm huyết, gắn bó, chia sẻ với nông dân, có quyết tâm chính trị cao, quyết không chịu thua kém với những nơi cùng điều kiện, biết chủ động, năng động, sáng tạo và biết tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phải kiên trì đeo bám, không được nôn nóng, không cầu toàn nhưng không ngại khó và không bao giờ chịu buông xuôi. Thường xuyên quán triệt quan điểm xuyên suốt, nông dân phải giữ vai trò chủ thể, Nhà nước đóng vai trò làm “bà đỡ”, có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp trong nông dân.Hiện nay, toàn quốc xây dựng 11 xã điểm nông thôn mới đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. Tỉnh Lạng Sơn chọn 5 xã điểm xây dựng nông thôn mới đó là: xã Mai Pha thành phố Lạng Sơn; xã Chi Lăng huyện Chi Lăng; xã Hoàng Văn Thụ huyện Văn Lãng; xã Tô hiệu huyện Bình Gia; xã Chi Lăng huyện Tràng Định. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV, tỉnh ta đặt chỉ tiêu mỗi huyện chọn từ 1 đến 2 xã điểm. Theo chỉ đạo của Trung ương và quyết tâm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Lạng Sơn phấn đấu chọn điểm nhân rộng đạt 20% và như vậy mỗi huyện sẽ chọn ít nhất là 4 xã để làm điểm xây dựng nông thôn mới và phấn đấu đến 2020 Lạng Sơn sẽ có 70% xã đạt tiêu chí nông thôn mới (gần 150 xã).
|
Nông dân xã Gia Cát, huyện Cao Lộc đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất – Ảnh: M.V.H |
Trước mắt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức để nông dân hiểu rằng chính họ đóng vai trò chủ thể, làm cho nông dân luôn suy nghĩ cách tự giúp mình là chính, để tránh chông chờ ỉ lại nhà nước và làm cho nông dân hiểu rằng, đây cũng là cơ hội hiếm có để phát triển. Khẩn trương chỉ đạo, triển khai đôn đốc kiểm tra, xây dựng đề án cho từng xã, hoàn thiện quy hoạch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ. Vấn đề cấp bách là tập trung hoàn thành quy hoạch theo chỉ đạo của Trung ương. Chỉ đạo và hướng dẫn các xã xây dựng đề án nông thôn mới, tùy điều kiện cụ thể nhưng xây dựng cơ sở hạ tầng phải là khâu đột phá. Phát động phong trào thi đua trong nông dân về xây dựng nông thôn mới. Khi đã có sự đồng thuận, đồng sức, đồng lòng, phát huy tinh thần sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường của nông dân Lạng Sơn, thì tin tưởng chắc chắn rằng, nông dân Lạng Sơn sẽ phấn đấu không để mình tụt hậu so với nông dân các vùng miền trong nước và khu vực có cùng điều kiện.
Minh Chấn
Ý kiến ()