LSO-Với mục tiêu cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe cho người dân nông thôn, Lạng Sơn đã và đang nỗ lực triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), trong đó ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, gắn việc thực hiện chương trình với với xây dựng nông thôn mới. Người dân xã Đồng Bục (Lộc Bình) lắp đặt đường ống dẫn nước từ bể nước tập trung về hộ gia đìnhHai năm về trước, hàng trăm hộ dân xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình vẫn hàng ngày phải cuốc bộ đi gánh nước, dẫn nước từ khe, suối về dùng. Nguồn nước vừa thiếu, vừa không đảm bảo vệ sinh, vì thế bà con vẫn thường bị đau mắt, tiêu chảy, ngứa ngáy chân tay... Nhưng kể từ cuối năm 2011, khi công trình nước sinh hoạt gồm 16 bể chứa nước từ 4-32 m3 đặt tại các thôn với tổng mức đầu tư gần 4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT được hoàn thành và đưa vào sử dụng, hơn 700 hộ gia đình với trên 3.000...
LSO-Với mục tiêu cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe cho người dân nông thôn, Lạng Sơn đã và đang nỗ lực triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), trong đó ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, gắn việc thực hiện chương trình với với xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Đồng Bục (Lộc Bình) lắp đặt đường ống dẫn nước
từ bể nước tập trung về hộ gia đình
Hai năm về trước, hàng trăm hộ dân xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình vẫn hàng ngày phải cuốc bộ đi gánh nước, dẫn nước từ khe, suối về dùng. Nguồn nước vừa thiếu, vừa không đảm bảo vệ sinh, vì thế bà con vẫn thường bị đau mắt, tiêu chảy, ngứa ngáy chân tay… Nhưng kể từ cuối năm 2011, khi công trình nước sinh hoạt gồm 16 bể chứa nước từ 4-32 m3 đặt tại các thôn với tổng mức đầu tư gần 4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT được hoàn thành và đưa vào sử dụng, hơn 700 hộ gia đình với trên 3.000 nhân khẩu cùng các cơ quan, trường học trên địa bàn đã được dùng nước hợp vệ sinh (HVS). Ông Ngô Văn Sải, thôn Lăng Xè phấn khởi cho biết: từ ngày có công trình nước sạch, bà con không còn phải vất vả đi gánh và dùng nước “tằn tiện” như trước đây, nước về đến từng thôn, bản, từng nhà, tạo điều kiện cho nhiều hộ phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.
Công trình nước sạch ở xã Đồng Bục chỉ là một trong số hàng trăm công trình cấp nước cho dân cư nông thôn đang phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Là một tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, lượng mưa ít, mật độ sông, suối trung bình, dân cư phân bố không đồng đều, thêm vào đó, đời sống của phần lớn người dân nông thôn còn nghèo, để cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân nông thôn, từ năm 1999 đến nay, Lạng Sơn đã tích cực triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT. Đồng thời lồng ghép chương trình với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số như 134, 135, 120; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và huy động nguồn lực trong cộng đồng để xây dựng các công trình cấp nước và VSMT tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Nổi bật trong những kết quả mà Lạng Sơn đạt được chính là việc xây dựng các công trình cấp nước cho cụm dân cư, tăng tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước HVS. Riêng năm 2011, từ nguồn vốn chương trình, Lạng Sơn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 10 dự án cấp nước cho hơn 11.400 dân tại các huyện Lộc Bình, Văn Quan, Hữu Lũng, Bình Gia, Tràng Định; 3 công trình còn lại gồm dự án cấp nước xã Yên Thịnh (Hữu Lũng), xã Bằng Mạc và Bằng Hữu (Chi Lăng) chuyển tiếp sang năm 2012 và đã hoàn thành trong 6 tháng đầu năm. Đến nay, toàn tỉnh có 579 công trình cấp nước tập trung, 30.115 giếng đào, 4.744 giếng khoan, 2.707 bể chứa nước mưa, 4.730 vòi nước cung cấp nước sinh hoạt cho gần 460 ngàn dân, đưa tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước HVS lên 76,8%; trong đó 43,2% được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Cùng với đó, Lạng Sơn cũng đạt được kết quả đáng kể trong cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, cấp nước cho các công trình công cộng ở nông thôn. Hết tháng 6/2012, toàn tỉnh có 25% số hộ dân nông thôn có nhà tiêu HVS; 22,5% số hộ chăn nuôi có chuồng trại HVS; 62,4% trường học ở nông thôn, 86,5% trạm y tế xã có nước sạch và nhà tiêu HVS. Song song với đầu tư xây dựng công trình, chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT cùng các chương trình, dự án khác như Dự án “Nâng cao năng lực Tỉnh Hội và chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” do Hội Chữ thập đỏ Đức tài trợ… còn tổ chức tập huấn, truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng về VSMT. Từ đó, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe cho cho dân cư nông thôn và góp phần xây dựng nông thôn mới. Mặc dù vậy, theo ông Trần Hoành Sơn-Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh, quá trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT ở Lạng Sơn còn bộc lộ một số hạn chế: Vốn đầu tư chủ yếu mới chỉ dành cho xây dựng công trình cấp nước, chưa đầu tư đúng mức cho VSMT; công tác quản lý, khai thác công trình sau đầu tư ở một số nơi còn còn hạn chế dẫn đến hư hỏng hoặc giảm hiệu quả sử dụng…
Lạng Sơn phấn đấu đến hết năm 2015, 85% số dân nông thôn được dùng nước HVS, 100% trạm y tế xã, 100% trường học ở nông thôn đủ nước sạch và nhà tiêu HVS, 65% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS, 45% hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại HVS. Để đạt điều đó, Lạng Sơn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu cụ thể, nhu cầu vốn cho từng năm. Theo đó, tỉnh ưu tiên thực hiện chương trình ở các xã vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo, huyện nghèo, ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tiêu gia đình; vận hành, bảo dưỡng công trình để bảo đảm tính bền vững… Trước mắt, trong năm 2012, chương trình đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng 11 công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ người dân thực hiện các công trình cấp nước phân tán.
Bảo Vy
Ý kiến ()