Có thể nói, thông qua chương trình này đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của hội viên nông dân, giúp cho đội ngũ cán bộ hội các cấp tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân. Ông Long cho biết thêm: với phẩm chất thật thà, chất phác, người nông dân dễ “xuôi” theo các tín hiệu của thị trường. Bởi vậy, các doanh nghiệp khi làm việc với nông dân cần phải bám sát và thấu hiểu họ, giúp nông dân biết những gì là đúng và có lợi cho chính họ. Được như vậy thì doanh nghiệp và nông dân mới luôn đồng hành, giúp nhau cùng có lợi. Và để việc cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân thời gian tới ngày càng phát triển hơn; hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mở rộng cung ứng; đồng thời đề nghị Trung ương, tỉnh có ưu tiên, hỗ trợ lãi suất trả chậm cho nông dân.
LSO-Là tổ chức chính trị – xã hội, gắn bó mật thiết với hội viên nông dân, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh uỷ Lạng Sơn, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, chú trọng chăm lo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân. Trong đó, công tác tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế là hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến mới trong công tác hội và phong trào nông dân của tỉnh nhà.
Cung ứng phân bón cho nông dân ở huyện Văn Quan
Thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng và chương trình liên kết “4 nhà”, HND tỉnh đã đẩy mạnh việc thực hiện chương trình liên kết giữa hội với các doanh nghiệp, công ty sản xuất phân bón trong nước, triển khai hoạt động cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân đạt hiệu quả thiết thực. Căn cứ vào tình hình thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác của nông dân các địa phương trong tỉnh và ưu điểm, thế mạnh của từng loại phân bón, HND tỉnh đã chủ động chọn liên kết với 2 doanh nghiệp triển khai cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân đó là: Công ty Phân lân supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Công ty Hóa chất Vĩnh Thịnh. Sản phẩm phân bón cung ứng cho hội viên nông dân chủ yếu là phân đa dinh dưỡng NPK chuyên dùng cho lúa, đây cũng là loại phân bón được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, giúp nông dân dễ sử dụng, tiện lợi, có chất luợng ổn định và giá cả hợp lý.
Ông Nông Quốc Long, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: “để hội viên nông dân sử dụng số lượng ngày càng tăng, đạt hiệu quả kinh tế cao, trước khi đưa phân bón đến với nông dân, hội đã phối hợp chặt chẽ với các công ty chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho bà con; triển khai xây dựng các mô hình trình diễn và các cuộc hội thảo đầu bờ để đánh giá chất lượng, hiệu quả về mọi mặt, làm căn cứ thực tế để tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực hưởng ứng, đăng ký mua và sử dụng số lượng năm sau cao hơn năm trước”. Trong 5 năm qua, các cấp hội nông dân đã tín chấp cho các hộ hội viên mua phân bón trả chậm được 8.500 tấn, trị giá 38 tỷ đồng; riêng trong 7 tháng đầu năm 2012, hội đã giúp nông dân ký hợp đồng cung ứng được trên 2.000 tấn phân bón các loại. Các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan là những đơn vị dẫn đầu vận động được đông đảo hội viên nông dân mua, sử dụng phân bón với số lượng cao. Thực tế sản xuất và từ kết quả của các mô hình trình diễn, khảo nghiệm đều khẳng định loại phân bón đa dinh dưỡng NPK chuyên dùng của các công ty rất phù hợp với đồng đất của tỉnh, chất lượng tốt, ổn định. Hạch toán cho thấy, đầu vào thấp hơn so với dùng các loại phân bón khác từ 2 – 4%, năng suất tăng từ 8- 10%. Đặc biệt loại phân bón này phù hợp với trình độ thâm canh của nông dân trong tỉnh, nông dân dễ sử dụng, chăm bón thuận tiện. Như vậy, số lượng phân bón cung ứng cho hội viên nông dân trong tỉnh qua hệ thống của hội đã giúp cho các hộ nông dân khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động ở địa phương. Cùng với đó, chương trình đã tạo điều kiện cho hội viên nông dân nhất là các hội viên nghèo, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có thêm nguồn vốn; nâng cao kỹ năng thâm canh, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đẩy nhanh quá trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Bà Linh Thị Lâm, xã Đồng Tân, Hữu Lũng chia sẻ: Từ khi có chương trình vay phân bón chậm trả, phân bón được vận chuyển đến tận nơi nên giảm bớt chi phí, bà con có thể vay trước phân bón để kịp thời vụ, giúp việc canh tác đạt hiệu quả cao.
Có thể nói, thông qua chương trình này đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của hội viên nông dân, giúp cho đội ngũ cán bộ hội các cấp tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân. Ông Long cho biết thêm: với phẩm chất thật thà, chất phác, người nông dân dễ “xuôi” theo các tín hiệu của thị trường. Bởi vậy, các doanh nghiệp khi làm việc với nông dân cần phải bám sát và thấu hiểu họ, giúp nông dân biết những gì là đúng và có lợi cho chính họ. Được như vậy thì doanh nghiệp và nông dân mới luôn đồng hành, giúp nhau cùng có lợi. Và để việc cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân thời gian tới ngày càng phát triển hơn; hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mở rộng cung ứng; đồng thời đề nghị Trung ương, tỉnh có ưu tiên, hỗ trợ lãi suất trả chậm cho nông dân.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()