LSO-Lao động, việc làm là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, là sự phát triển bền vững vì con người. Chính vì vậy, là đơn vị thực hiện nhiệm vụ cho vay chương trình quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã luôn thẩm định và giải ngân kịp thời các dự án vay vốn, giúp hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh có việc làm, có thu nhập và ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Mô hình sản xuất gạch bê tông ở xã Yên Trạch (Cao Lộc)Khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhu cầu việc làm, tăng thu nhập của người lao động hiện nay rất lớn. Cùng với đó, trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất đai quy hoạch, thu hồi để phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở khiến nhiều lao động loay hoay trước vấn đề việc làm mới để kiếm sống. Trước tình hình đó, để ổn định đời sống và sản xuất của người dân, nhất là những người nông...
LSO-Lao động, việc làm là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, là sự phát triển bền vững vì con người. Chính vì vậy, là đơn vị thực hiện nhiệm vụ cho vay chương trình quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã luôn thẩm định và giải ngân kịp thời các dự án vay vốn, giúp hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh có việc làm, có thu nhập và ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Mô hình sản xuất gạch bê tông ở xã Yên Trạch (Cao Lộc)
Khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhu cầu việc làm, tăng thu nhập của người lao động hiện nay rất lớn. Cùng với đó, trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất đai quy hoạch, thu hồi để phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở khiến nhiều lao động loay hoay trước vấn đề việc làm mới để kiếm sống. Trước tình hình đó, để ổn định đời sống và sản xuất của người dân, nhất là những người nông dân sau thu hồi đất, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kĩ thuật và khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã quan tâm, triển khai thực hiện tốt chương trình quỹ quốc gia cho vay về giải quyết việc làm. Các phòng giao dịch cấp huyện đã phối hợp với các tổ chức hội, chính quyền cơ sở, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về mục tiêu của chương trình vốn gắn với tập huấn nâng cao trình độ kĩ thuật, nhận thức thị trường, đặc biệt là có định hướng về ngành nghề cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng hộ gia đình. Qua đó giúp người dân sử dụng vốn có hiệu quả.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2011, cán bộ ngân hàng đã hướng dẫn làm hồ sơ, thẩm định đúng quy định đối với các dự án xin vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay để họ kịp thời đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2011, các phòng giao dịch huyện đã giải ngân 25,06 tỷ đồng cho 1.243 chủ dự án, với tổng dư nợ chương trình giải quyết việc làm 63,58 tỷ đồng, 3.015 hộ dư nợ. Từ sử dụng tốt nguồn vốn, nhân dân khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, rừng, quặng, đá…, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Nhiều cơ sở khai thác sản xuất, cửa hàng tạp hóa lớn mạnh về quy mô, sử dụng thêm lao động địa phương nên không chỉ đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống bản thân các hộ gia đình vay vốn mà còn tạo thêm việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp họ ổn định đời sống. Ví dụ như: cơ sở sản xuất gạch bê tông của chị Triệu Thị Phòn, xã Tràng Phái, Văn Quan tạo việc làm cho 7 lao động có nguồn thu 1,6 triệu đồng/tháng; xưởng gạch của gia đình anh Vi Văn Lạnh, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc cũng thường xuyên tạo việc làm cho 3- 5 lao động…
Trên thực tế, nguồn vốn giải quyết việc làm đã giúp người dân phát huy được thế mạnh sẵn có về đất đai, rừng, sức lao động… từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các hộ dân có việc làm, thu nhập ổn định, mặt khác tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức làm ăn, từng bước đẩy mạnh phong trào thi đua làm giàu chính đáng và góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, theo các hộ vay thì mức cho vay đối với hộ gia đình tối đa 20 triệu đồng/hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh tối đa đến 500 triệu đồng/1 cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất bởi hiện nay, vay vốn việc làm chủ yếu là các hộ gia đình. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần căn cứ vào thực trạng và nhu cầu lao động, việc làm ở các địa phương để đánh giá, thẩm định, giải ngân cho vay chính xác các dự án, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các hộ dân mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Lâm Như
Ý kiến ()