LSO-Châu Sơn là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Đình Lập, địa hình chủ yếu là đồi rừng, dốc và nhiều khe suối nhỏ. Đất sản xuất nông nghiệp ít lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, đặc biệt là từ Chương trình (CT) 135 hỗ trợ sản xuất (SX), đầu tư cơ sở hạ tầng nên diện mạo của xã đang từng bước thay đổi, đời sống của nhân dân dần được cải thiện.Nghiệm thu công trình điện ở xã vùng 3 Bính Xá huyện Đình LậpXã Châu Sơn có 343 hộ gia đình, 1.587 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc cùng sinh sống ở 11 thôn, bản. Trước khi có CT 135, điều kiện KT-XH của xã còn thiếu và yếu về nhiều mặt: cơ sở hạ tầng hầu như không có gì, thiếu vốn sản xuất, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, việc áp dụng tiến bộ KHKT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cùng với thời tiết diễn...
LSO-Châu Sơn là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Đình Lập, địa hình chủ yếu là đồi rừng, dốc và nhiều khe suối nhỏ. Đất sản xuất nông nghiệp ít lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, đặc biệt là từ Chương trình (CT) 135 hỗ trợ sản xuất (SX), đầu tư cơ sở hạ tầng nên diện mạo của xã đang từng bước thay đổi, đời sống của nhân dân dần được cải thiện.
tled-1.jpg” alt=””> |
Nghiệm thu công trình điện ở xã vùng 3 Bính Xá huyện Đình Lập |
Xã Châu Sơn có 343 hộ gia đình, 1.587 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc cùng sinh sống ở 11 thôn, bản. Trước khi có CT 135, điều kiện KT-XH của xã còn thiếu và yếu về nhiều mặt: cơ sở hạ tầng hầu như không có gì, thiếu vốn sản xuất, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, việc áp dụng tiến bộ KHKT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cùng với thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp nên đời sống của đại bộ phận nhân dân, nhất là các thôn bản vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc Dao ở vùng cao rất cơ cực. Khi CT 135 được triển khai, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của CT đối với địa phương, xác định đây chính là chiếc đòn bẩy để xã từng bước vươn lên, Châu Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện CT 135, cùng với các ban, ngành chức năng, các thôn bản bàn bạc kỹ lưỡng. Từ việc đầu tư như thế nào, xây dựng công trình gì, ở đâu nhằm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, để khi công trình hoàn thành sẽ phát huy hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Nhận thấy diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ có 105 ha đất trồng lúa, lại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên việc ưu tiên đầu tư xây dựng đập, sửa chữa, kiên cố hóa kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết, được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất trí cao. Ngay từ giai đoạn 1, xã đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa được 4 công trình thủy lợi. 1 công trình đường liên thôn. Bước sang giai đoạn 2, xã tiếp tục được đầu tư xây dựng 8 công trình với tổng số tiền 2.927.792.000 đồng, gồm 6 công trình thủy lợi, 1 công trình đường dân sinh Nà Nát-Khe Phặt dài 4,9 km và công trình Trạm y tế xã. Đến nay, hầu hết các thôn bản đều đã có đường liên thôn, hiện xã đang tập trung mọi nguồn lực để mở đường đến thôn cuối cùng cũng là thôn xa nhất. Nhờ có các công trình thủy lợi nên năng suất lúa, ngô đã tăng dần qua các năm, số ruộng cấy được từ một vụ lên 2 vụ tăng từ 20ha năm 2005 đến nay lên 32,8 ha. Bên cạnh đó, từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong giai đoạn II, xã đã được hỗ trợ trên 530 triệu đồng mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, máy móc…Khi điều kiện sản xuất đã thuận lợi hơn, bà con mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt. Vì vậy, phong trào trồng rừng và chăn nuôi ở địa phương đã có bước phát triển đáng kể, người dân đã biết tận dụng thế mạnh của địa phương để vươn lên. Đến nay, tuy chưa có mô hình kinh tế lớn nhưng trong xã đã xuất hiện một số cá nhân đạt mức thu nhập khá từ trồng rừng và chăn nuôi. Điều mà cách đây không lâu luôn là điều trăn trở, là bài toán khó của xã. Diện tích trồng cây lâm nghiệp trung bình của cả xã đạt trên 5ha/1hộ, một số gia đình chăn nuôi trung bình từ 30-50 con lợn/lứa. Dù số gia đình biết tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy thế mạnh của địa phương để vươn lên chưa nhiều, song đây chính là những hạt nhân để xã tuyên truyền, nhân rộng nhằm cải thiện đời sống cho bà con.
Nhờ sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng mục đích, đạt hiệu quả, cộng với sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển KT-XH, bộ mặt của Châu Sơn đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây yên tâm lao động sản xuất, một lòng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đang từng ngày nỗ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững trên mảnh đất còn nhiều khó khăn này.
Đức Anh
Ý kiến ()