LSO-“Được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư làm cho con đường có chiều dài hơn 2,7 km từ Khuổi Cắt đến Khuổi Nà nên bà con nhân dân trong thôn, xã rất phấn khởi. Tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ là đòn bẩy giúp nhân dân đi lại giao lưu, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn…”.Đó là tâm sự của ông Trịnh Qúy Vượng, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa - huyện Bình Gia với chúng tôi, ông còn cho biết thêm: trước đây khi chưa có con đường liên thôn nối Khuổi Cắt với Khuổi Nà, người dân đi lại rất khó khăn, giao lưu hàng hóa bị ách tắc, làm cho cuộc sống đã khó khăn càng khó khăn hơn. Khi tuyến đường này được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2009 đã mang lại cơ hội thoát nghèo cho bà con khu vực này. Từ nguồn vốn 135 của Chính phủ, nhiều con đường đã được mởKhông nói ai cũng biết, giao thông chính là “huyết mạch” của kinh tế, chính vậy, khi Đảng, Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ nhân dân vùng...
LSO-“Được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư làm cho con đường có chiều dài hơn 2,7 km từ Khuổi Cắt đến Khuổi Nà nên bà con nhân dân trong thôn, xã rất phấn khởi. Tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ là đòn bẩy giúp nhân dân đi lại giao lưu, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn…”.
Đó là tâm sự của ông Trịnh Qúy Vượng, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa – huyện Bình Gia với chúng tôi, ông còn cho biết thêm: trước đây khi chưa có con đường liên thôn nối Khuổi Cắt với Khuổi Nà, người dân đi lại rất khó khăn, giao lưu hàng hóa bị ách tắc, làm cho cuộc sống đã khó khăn càng khó khăn hơn. Khi tuyến đường này được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2009 đã mang lại cơ hội thoát nghèo cho bà con khu vực này.
|
Từ nguồn vốn 135 của Chính phủ, nhiều con đường đã được mở |
Không nói ai cũng biết, giao thông chính là “huyết mạch” của kinh tế, chính vậy, khi Đảng, Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ nhân dân vùng khó khăn đầu tư vào các công trình như: điện, trường, trạm và đặc biệt là đường thì không chỉ nhân dân xã Tân Hòa vui mừng, mà 14 xã đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2 ( 2006-2010) đều được hưởng lợi. Có xã được đầu tư về giao thông, có xã lại được đầu tư về chợ, về trường học, trạm y tế, về điện, có xã được đầu tư cây con giống nông lâm nghiệp, về hỗ trợ con em nghèo dân tộc thiểu số đi học…Tất cả đều phải đạt mục tiêu là làm cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng họ suốt nhiều đời nay.
Là một huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, Bình Gia có diện tích 109.067 ha đất tự nhiên, bao gồm 20 đơn vị xã, thị trấn, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, 2 xã vùng 2 có thôn đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em, Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa cùng sinh sống, trong đó trên 95% đồng bào là dân tộc thiểu số. Với vị trí địa lý và tự nhiên như vậy, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp, mang tính nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, đời sống của hầu hết nhân dân còn thấp, năm 2009 hộ nghèo chiếm tới 45,7% so với tổng số hộ trong toàn huyện. Điều đó đang đặt ra thách thức trong chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của huyện Bình Gia trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Khó khăn còn nhiều, song trong 5 năm qua, Bình Gia đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư từ Chương trình 135 giai đoạn II với tổng số vốn là gần 88 tỷ đồng. Chương trình đã đạt được kết quả nhất định. Đối với dự án hỗ trợ sản xuất, vốn thực hiện là hơn 14 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch, đã có hơn 17 nghìn lượt hộ được thụ hưởng về hỗ trợ sản xuất như: máy say xát, máy thái sắn, máy tuốt lúa, máy cày tay, máy tẽ ngô, bình phun thuốc trừ sâu, máy quạt thóc, máy bơm nước, vật tư nông nghiệp và các loại giống cây trồng khác đã giúp các hộ nghèo có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập ổn định đời sống, tự vươn lên thoát nghèo. Đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn thực hiện là hơn 55 tỷ đồng, trong 5 năm, đã có 62 công trình giao thông được đầu tư, 3 công trình trường học, 1 công trình chợ, 4 công trình y tế, 3 công trình thủy lợi, 4 công trình nước sinh hoạt, 5 công trình điện sinh hoạt, ngoài ra, còn san ủi mặt bằng của 13 công trình trường học, 2 công trình chợ… Các công trình sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả thiết thực, từng bước làm thay đổi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tại các xã vùng sâu, vùng xa, tạo cho nhân dân đi lại thuận tiện, giao lưu hàng hóa, phát triển sản xuất, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc. Đối với dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng, với số vốn hơn 2 tỷ 400 triệu đồng, đã tổ chức được 198 lớp với 1.500 lượt cán bộ, trên 10 nghìn lượt người dân được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, qua đó, chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ các xã đặc biệt khó khăn đã nâng cao một bước về trình độ quản lý, điều hành ở cơ sở. Thông qua các lớp tập huấn và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho đồng bào dân tộc, đã góp phần nâng cao kỹ thuật canh tác, giúp bà con chuyển đổi những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với và có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó đã xuất hiện những hộ biết làm kinh tế, thu nhập khá ngày một tăng, không còn hộ đói kinh niên.
Đối với thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đã giải ngân với số tiền là hơn 10 tỷ 400 triệu đồng, đạt 96% so với kế hoạch, đã hỗ trợ gần 2 nghìn 300 lượt hộ xây dựng nhà vệ sinh, chuồng trại, hỗ trợ trên 13 nghìn lượt học sinh là con hộ nghèo và các hoạt động hỗ trợ pháp lý, việc hỗ trợ này đã nâng cao nhận thức pháp luật, giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo có con đang đi học, giúp nhân dân nhận thức được chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nâng cao chất lượng sức khỏe, đời sống cộng đồng dân tộc tại các xã đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, do điểm xuất phát ban đầu thấp, điều kiện địa hình quá khó khăn phức tạp, nhu cầu đầu tư lớn nên Bình Gia cần hơn lúc nào hết sự quan tâm đầu tư hơn nữa của Nhà nước, để Bình Gia sớm vượt lên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Gia Huy
Ý kiến ()