LSO-Chương trình 135 giai đoạn II ở Lạng Sơn, có 74 xã và 56 thôn, bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng, với tổng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm là 462.180 triệu đồng. Qua triển khai thực hiện đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn miền núi được khởi sắc. Tuy nhiên, để Chương trình thực sự có ý nghĩa, phát huy hiệu quả, cần sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của chính quyền cơ sở và nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ, di tu bảo dưỡng.Cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp hướng dẫn người dân chăm sóc rừng ở xã Minh Sơn (Hữu Lũng)Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II ở các vùng nông thôn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Lạng Sơn đã đầu tư hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất. Kết quả thực hiện (2006 - 2010), tỉnh đã mở được 347...
LSO-Chương trình 135 giai đoạn II ở Lạng Sơn, có 74 xã và 56 thôn, bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng, với tổng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm là 462.180 triệu đồng. Qua triển khai thực hiện đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn miền núi được khởi sắc. Tuy nhiên, để Chương trình thực sự có ý nghĩa, phát huy hiệu quả, cần sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của chính quyền cơ sở và nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ, di tu bảo dưỡng.
|
Cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp hướng dẫn người dân chăm sóc rừng ở xã Minh Sơn (Hữu Lũng) |
Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II ở các vùng nông thôn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Lạng Sơn đã đầu tư hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất. Kết quả thực hiện (2006 – 2010), tỉnh đã mở được 347 lớp với 14.310 học viên tham gia, trong đó10.110 lượt người là đồng bào các dân tộc thiểu số được tập huấn những kiến thức về khuyến nông, công, lâm, ngư; hỗ trợ 49.305 lượt hộ gia đình mua cây trồng, vật nuôi, phương tiện sản xuất, vật tư nông nghiệp; xây dựng được 24 mô hình sản xuất và thành lập 154 tổ, nhóm hộ sản xuất, với tổng số vốn đã được giải ngân ước tính đến hết 2010 là 70.030 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn Trung ương cấp. Sự hỗ trợ này đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân về tập quán canh tác, sản xuất và tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của dồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cũng từ nguồn vốn của Chương trình 135, trong 5 năm, tỉnh đã đầu tư xây dựng 513 công trình giao thông, cầu cống; 46 công trình nước sinh hoạt, thuỷ lợi; 58 công trình điện lưới quốc gia và 123 bao gồm các công trình về trường học, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm y tế xã. Cùng với việc thực hiện đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ sản xuất, Chương trình 135 còn tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng dân cư. Trong 5 năm, tỉnh đã mở 1.028 lớp đào tạo, bồi dưỡng 58.121 lượt người tham dự, trong đó 8.330 lượt cán bộ xã, thôn bản và 49.791lượt cộng đồng. Bên cạnh đó, đã xây dựng chương trình hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý. Các đơn vị thực hiện dự án trong tỉnh đã tổ chức được 746 cuộc sinh hoạt về các loại hình hoạt động văn hoá thông tin, 1.080 lượt cung cấp trợ giúp pháp lý và nhiều cuốn sách, tài liệu phát miễn phí cho người dân; hỗ trợ 11.006 hộ nghèo cải tạo và xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh; hỗ trợ 46.777 học sinh con hộ nghèo theo học mẫu giáo và bán trú. Dự án cũng đã tập trung mở các điểm sinh hoạt văn hóa công đồng tại khu dân cư, bước đầu giúp người dân vùng cao cải thiện tư duy cũ và lạc hậu trong đời sống sinh hoạt và dần tiếp cận với những kiến thức khoa học mới, biết áp dụng phù hợp với địa phương.
Có thể thấy, Chương trình 135 cơ bản đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng được tăng cường, người dân biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế; học sinh nghèo có cơ hội đến trường, trình độ hiểu biết của người dân vùng sâu được nâng cao; việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên một số chỉ tiêu, mục tiêu chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, người dân các xã, thôn, bản vẫn còn khó khăn: 10% số xã chưa có đường giao thông cho xe cơ giới; số thôn bản được dùng điện mới đạt 76,18%; số hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/năm chiếm 40,79%; còn 38,8 % số hộ chưa có đủ nước sinh hoạt; trường, trạm y tế tuy được đầu tư nhưng còn thiếu thiết bị phục vụ học tập, chăm sóc sức khỏe cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng 135 còn cao, chiếm 40,73% (theo tiêu chí mới).
Một trong những nguyên nhân mà Chương trình 135 giai đoạn II ở tỉnh ta thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn do điểm xuất phát về kinh tế – xã hội vùng núi còn thấp, địa hình phức tạp, dân cư phân tán, trình độ sản xuất quảng canh, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; nhu cầu về đầu tư ở các xã 135 là rất lớn trong khi nguồn vốn của chương trình có hạn, giá cả tăng nhanh. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, thiếu kiểm tra, đôn đốc, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể; năng lực của cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hiện nay, trên 700 công trình thiết yếu giai đoạn II của chương 135 đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, để phát huy hiệu quả, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, huy động nhân dân tham gia di tu bảo dưỡng các công trình, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở các xã vùng khó khăn.
Thế Bảo
Ý kiến ()