Các bệnh không truyền nhiễm (NCDs) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đang có chiều hướng gia tăng ở mức báo động trên toàn thế giới. NCDs là những bệnh thường tiến triển chậm trong thời gian dài như tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường... Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), NCDs là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 63% tổng số người chết do bệnh tật trên toàn thế giới.Năm 2008, có hơn 36 triệu người chết do NCDs, trong đó bệnh tim mạch chiếm 48%, ung thư 21%, hô hấp (12%) và tiểu đường (3%). Hơn chín triệu người chết do NCDs ở độ tuổi chưa đến 60; 90% số người "chết sớm" này là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đàn ông và phụ nữ ở các nước thu nhập thấp chết do NCDs ở độ tuổi chưa đến 60 cao gấp ba lần so với ở các nước thu nhập cao. WHO cảnh báo, NCDs có thể cướp đi sinh mạng của 52 triệu người trên thế giới vào năm 2030, nếu con người...
Các bệnh không truyền nhiễm (NCDs) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đang có chiều hướng gia tăng ở mức báo động trên toàn thế giới. NCDs là những bệnh thường tiến triển chậm trong thời gian dài như tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường… Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), NCDs là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 63% tổng số người chết do bệnh tật trên toàn thế giới.
Năm 2008, có hơn 36 triệu người chết do NCDs, trong đó bệnh tim mạch chiếm 48%, ung thư 21%, hô hấp (12%) và tiểu đường (3%). Hơn chín triệu người chết do NCDs ở độ tuổi chưa đến 60; 90% số người “chết sớm” này là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đàn ông và phụ nữ ở các nước thu nhập thấp chết do NCDs ở độ tuổi chưa đến 60 cao gấp ba lần so với ở các nước thu nhập cao.
WHO cảnh báo, NCDs có thể cướp đi sinh mạng của 52 triệu người trên thế giới vào năm 2030, nếu con người không có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn và phòng ngừa. Người dân ở các nước giàu được cho là có nguy cơ mắc NCDs cao do nhu cầu tiêu thụ các loại thức ăn nhiều chất béo, lối sống ít vận động, hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các nguy cơ mắc NCDs đã trở nên phổ biến tại các nước nghèo, nơi việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế còn hạn chế, kiến thức và các biện pháp phòng ngừa thiếu đồng bộ. Do đó, số người chết do NCDs tập trung chủ yếu tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, nhất là khu vực châu Phi.
NCDs hiện là “bóng đen” đè nặng tâm lý của người dân và ảnh hưởng nhiều mặt sự phát triển của xã hội. Những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc NCDs là do hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia cùng với chế độ ăn uống không hợp lý và lười vận động. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm vì lợi nhuận trước mắt đã “phớt lờ” các quy định khoa học trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, sử dụng quá nhiều hóa chất, phụ gia có hại đối với sức khỏe con người. Đối phó và ngăn chặn NCDs giờ đây không còn là vấn đề của mỗi cá nhân, mà là mối lo và trách nhiệm của toàn xã hội.
Trước những thách thức đó, WHO kêu gọi các nước trên thế giới áp dụng một số biện pháp như đánh thuế các loại rượu, bia, thuốc lá; cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc và các địa điểm công cộng; vận động để giảm lượng muối và chất béo; phát động các chương trình nâng cao ý thức của cộng đồng về tăng cường chế độ ăn kiêng và các hoạt động rèn luyện cơ thể. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán bằng hình ảnh, tư vấn và điều trị cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim, chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung và tiêm ngừa bệnh viêm gan B nhằm ngăn ngừa ung thư gan cũng là những biện pháp quan trọng. Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nước nghèo có thể áp dụng nhiều biện pháp mới trong việc ngăn chặn và điều trị NCDs với chi phí thấp. Điều này đã mang lại “tia sáng” mới đối với hàng triệu bệnh nhân NCDs nghèo.
Để chung tay ngăn chặn NCDs, những quốc gia có thu nhập thấp kêu gọi các nước giàu hành động nhiều hơn nữa giúp các quốc gia này được tiếp cận thành tựu y học, chuyển giao trang thiết bị y tế hiện đại và đào tạo cán bộ cho ngành y.
Theo Nhandan
Ý kiến ()