Chung tay giúp đỡ người nghèo
Những ngày này, trên khắp đất nước ta lại nở rộ nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các tỉnh miền trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động Ngày vì người nghèo. Từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tháng 10-2000, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phát động Cuộc vận động Ngày vì người nghèo.Đây là Cuộc vận động rộng lớn, có ý nghĩa chính trị và tình cảm sâu sắc, được thực hiện thường xuyên và thành đợt cao điểm từ 17-10 đến 18-11 hằng năm, đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ; thực hiện hiệu quả.Mười năm qua, hưởng ứng Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ở trong...
Đây là Cuộc vận động rộng lớn, có ý nghĩa chính trị và tình cảm sâu sắc, được thực hiện thường xuyên và thành đợt cao điểm từ 17-10 đến 18-11 hằng năm, đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ; thực hiện hiệu quả.
Mười năm qua, hưởng ứng Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ở trong và ngoài nước đã ủng hộ Quỹ Vì người nghèo các cấp hơn năm nghìn tỷ đồng, hàng chục triệu ngày công để xây dựng và sửa chữa gần một triệu căn nhà đại đoàn kết; tổ chức hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; chăm sóc sức khỏe và trợ giúp trẻ em nghèo đến trường, giúp người nghèo cải thiện đời sống. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về công tác xóa đói, giảm nghèo ở các huyện nghèo trong cả nước, hơn hai năm qua, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư và các địa phương triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, như: y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt…, giúp hàng trăm nghìn hộ nghèo vượt qua khó khăn, cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, Cuộc vận động Ngày vì người nghèo vẫn chưa đều khắp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương. Số tiền quyên góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của Cuộc vận động. Ở một số nơi, Quỹ vì người nghèo, Quỹ cứu trợ bão lụt còn bị phân bổ không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, gây thất thoát quỹ và bức xúc trong dư luận nhân dân.
Đất nước ta còn nghèo, lại chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh và thường xuyên bị thiên tai, cho nên đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động vì người nghèo trong các tầng lớp nhân dân. Tổ chức nhiều hình thức phong phú, đa dạng từ trung ương đến cơ sở, nhằm huy động mọi nguồn lực về vật chất và tinh thần giúp đỡ người nghèo. Dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác điều hành các Quỹ vì người nghèo, Quỹ cứu trợ bão lụt… Cần khảo sát, bình xét những người, những hộ có hoàn cảnh khó khăn, lập hồ sơ, danh sách đề nghị hỗ trợ phải bảo đảm dân chủ, đúng đối tượng, trong đó có sự phân loại, ưu tiên đối với các gia đình chính sách, những hộ đặc biệt khó khăn để làm trước. Việc thanh, quyết toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, không để chậm trễ, thất thoát, sai đối tượng. Đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình quản lý, phân bổ nguồn Quỹ vì người nghèo, Quỹ cứu trợ bão lụt…, để đồng tiền đến tận tay người cần hỗ trợ một cách kịp thời, giúp họ sớm ổn định đời sống và sản xuất.
Chăm lo giúp đỡ người nghèo là nghĩa cử cao đẹp, là truyền thống nhân ái và trách nhiệm của toàn xã hội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()