LSO-Ông Chu Việt Cường, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Lạng Sơn cho biết: Theo số liệu thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 3.000 người được xác định phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó, có 800 người thuộc đời cháu bị di chứng. Hiện nay, tham gia Hội có 400 nạn nhân trực tiếp, trong số đó có 60 nạn nhân có 2 người con bị dị dạng, dị tật; 20 nạn nhân có 3 người con bị dị dạng; 1 nạn nhân có 4 người con bị tâm thần. Phần lớn gia đình nạn nhân chất độc da cam/điôxin đều có đời sống khó khăn do có người bị ốm đau, bệnh tật, không đủ sức khoẻ để lao động nuôi sống bản thân hoặc phải chăm sóc người thân là con, cháu bị dị tật và phải lo tiền mua thuốc chữa bệnh… Những năm qua, để góp phần xoa dịu nỗi đau cho nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã vào cuộc giải quyết các chế độ chính sách, thường xuyên...
LSO-Ông Chu Việt Cường, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Lạng Sơn cho biết: Theo số liệu thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 3.000 người được xác định phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó, có 800 người thuộc đời cháu bị di chứng. Hiện nay, tham gia Hội có 400 nạn nhân trực tiếp, trong số đó có 60 nạn nhân có 2 người con bị dị dạng, dị tật; 20 nạn nhân có 3 người con bị dị dạng; 1 nạn nhân có 4 người con bị tâm thần. Phần lớn gia đình nạn nhân chất độc da cam/điôxin đều có đời sống khó khăn do có người bị ốm đau, bệnh tật, không đủ sức khoẻ để lao động nuôi sống bản thân hoặc phải chăm sóc người thân là con, cháu bị dị tật và phải lo tiền mua thuốc chữa bệnh… Những năm qua, để góp phần xoa dịu nỗi đau cho nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã vào cuộc giải quyết các chế độ chính sách, thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên các đối tượng. Tập trung giải quyết chế độ chính sách, Hội nạn nhân chất độc da cam đã chủ động phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn tất thủ tục hồ sơ và trợ cấp thường xuyên cho 734 đối tượng được hưởng chế độ. Hiện hội đang tiếp tục hướng dẫn cho 28 đối tượng về quy trình, thủ tục hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền và cơ quan chức năng xem xét.
Các cơ quan, ban ngành tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam
trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
Để công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam nhận được sự quan tâm và chung sức của cộng đồng, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Lạng Sơn đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh… tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, nhân dân về thảm họa da cam ở Việt Nam và những di chứng do chất độc da cam mang lại. Qua đó, đông đảo người dân trên địa bàn tích cực ủng hộ xây dựng quỹ “Vì nạn nhân da cam” do Hội phát động và quỹ “Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam” do Hội Chữ thập đỏ phát động. Hàng năm, bên cạnh nguồn hỗ trợ của Trung ương Hội, Hội còn vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh thăm, động viên từ 50 – 60 đối tượng. Tính từ năm 2008 đến nay, Hội đã vận động được 670 suất quà tổng trị giá trên 300 triệu đồng, riêng năm 2012, đã có 193 suất quà được tặng cho các nạn nhân. Cùng vào cuộc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, Hội Chữ thập đỏ đã nhân rộng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” trong các cấp hội, mỗi năm tặng hàng nghìn suất quà cho các đối tượng khó khăn. Trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Thìn vừa qua, Hội đã vận động được trên 3,2 tỷ đồng, tặng 9.305 suất quà, đảm bảo tất cả các đối tượng nghèo và nạn nhân chất độc da cam đều được đón tết. Đa số nạn nhân chất độc da cam đều là hội viên Hội Cựu chiến binh, để giúp đỡ hội viên, Hội Cựu chiến binh các cấp đã tiến hành rà soát các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam/điôxin trên địa bàn, các nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo để kịp thời giúp đỡ; tạo điều kiện cho gia đình hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Nhờ sự quan tâm, động viên của xã hội, nhiều nạn nhân đã vượt qua đau đớn, bệnh tật, tham gia cùng gia đình phát triển kinh tế. Điển hình như ông Hoàng Quang Minh, ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, bản thân bị nhiễm chất độc da cam, hiện 3 người con, cháu đều bị ảnh hưởng, song vượt qua mọi khó khăn, ông đã theo học nghề y và trở thành một lương y được nhiều người biết đến. Không chỉ bốc thuốc để nuôi sống bản thân và gia đình, ông còn điều trị miễn phí cho các đồng đội trong và ngoài tỉnh. Tại huyện Lộc Bình, theo khảo sát sơ bộ của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện thì có khoảng 50% nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn có cuộc sống tương đối ổn định.
Sự quan tâm của xã hội dù lớn hay nhỏ cũng và nguồn động viên về tinh thần đối với gia đình và nạn nhân da cam, giúp họ vượt qua nỗi đau vươn lên trong cuộc sống. Để ngày càng nhiều đối tượng được giúp đỡ thì cần nhiều hơn nữa sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng những nguồn hỗ trợ nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam trong học tập, chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Hoàng Vương
Ý kiến ()