Chung quanh vấn đề trần lãi suất
Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Eximbank.Ảnh: Cao Thắng Trước hết, cần trả lời câu hỏi mục đích của trần lãi suất là gì và căn cứ nào xác lập mức trần lãi suất? Thông thường, có bốn mục tiêu đáng chú ý trong sử dụng trần lãi suất:Những nguyên tắc trong sử dụng trần lãi suấtMột là, để bảo vệ các tổ chức tín dụng thì cần trần lãi suất huy động; vì lẽ dựng trần lãi suất huy động để chống cạnh tranh lãi suất không lành mạnh trong bối cảnh chưa có sự chuẩn hóa và bình đẳng giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên thị trường.Thứ hai, để bảo vệ các doanh nghiệp vay tín dụng thì cần duy trì trần lãi suất cho vay; vì lẽ dựng trần lãi suất cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp không bị xử ép trong cuộc chạy đua đấu giá chịu vay lãi suất cao trong tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng với tư cách nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của mình. Đồng thời, trần lãi suất cho vay cũng cần để hạn chế các ngân hàng và tổ chức...
Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Eximbank.Ảnh: Cao Thắng |
Những nguyên tắc trong sử dụng trần lãi suất
Một là, để bảo vệ các tổ chức tín dụng thì cần trần lãi suất huy động; vì lẽ dựng trần lãi suất huy động để chống cạnh tranh lãi suất không lành mạnh trong bối cảnh chưa có sự chuẩn hóa và bình đẳng giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên thị trường.
Thứ hai, để bảo vệ các doanh nghiệp vay tín dụng thì cần duy trì trần lãi suất cho vay; vì lẽ dựng trần lãi suất cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp không bị xử ép trong cuộc chạy đua đấu giá chịu vay lãi suất cao trong tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng với tư cách nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của mình. Đồng thời, trần lãi suất cho vay cũng cần để hạn chế các ngân hàng và tổ chức tín dụng không phát động cuộc chạy đua cho vay lãi suất cao, tạo sự dồn ứ, tập trung dư nợ tín dụng vào các khu vực kinh doanh phi sản xuất, có tính đầu cơ cao, gây rủi ro cho bản thân các ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế, cũng như gây thiếu hụt nguồn tín dụng cho vay các khu vực khác.
Thứ ba, việc tồn tại cả trần lãi suất huy động và cho vay trong bối cảnh thực tế chưa có các điều kiện trên có lẽ đáp ứng được nhiều mục tiêu hơn cả: vừa bảo vệ các ngân hàng chống cạnh tranh không lành mạnh trong chạy đua lãi suất huy động khi chưa có sự chuẩn hóa và bình đẳng trong vị thế tài chính các tổ chức tín dụng; vừa giúp doanh nghiệp không chịu mức lãi suất 'đấu giá' quá cao trong khi chưa có sự bình đẳng trong điều kiện và khả năng kinh doanh. Đồng thời, vừa giúp cho việc sử dụng vốn tín dụng đúng mục tiêu an toàn và đạt hiệu quả xã hội cao hơn theo yêu cầu quản lý nhà nước nói chung.
Thứ tư, để thực hiện đúng nguyên tắc cạnh tranh đầy đủ trong hoạt động tín dụng với các điều kiện lành mạnh và chuẩn hóa khác cả về phía các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp, cũng như quản lý nhà nước, thì không cần bất kỳ trần lãi suất nào, cả huy động lẫn cho vay tín dụng. Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng, để an toàn và hợp lý nhất, thì quá trình dỡ bỏ trần lãi suất phải được thực hiện đúng lúc, khi các điều kiện đã chín muồi và theo trình tự: dỡ bỏ trần lãi suất huy động trước khi dỡ bỏ trần lãi suất cho vay; nói cách khác, cần lựa chọn lộ trình dỡ bỏ trần lãi suất sao cho đạt được nhiều mục tiêu hài hòa nhất, vì lợi ích của doanh nghiệp và nền kinh tế chung.
Trần lãi suất được xác lập với mức nào là hợp lý?
Cả về lý thuyết và thực tế đều cho thấy, trần lãi suất cần được thiết lập dựa chủ yếu vào mức lạm phát thực tế và chi phí hoạt động tối thiểu của ngân hàng; đồng thời, cần tùy theo mục tiêu quản lý dòng vốn tín dụng xã hội tại thời điểm xác lập trần lãi suất.
Cụ thể, trần lãi suất cần bảo đảm nguyên tắc thực dương, tức theo trình tự sơ đồ sau: Mức trần lãi suất cho vay cao hơn trần lãi suất huy động; đồng thời, mức trần lãi suất huy động phải cao hơn mức lạm phát thực tế.
Chênh lệch trần lãi suất huy động và cho vay chính là chi phí tối thiểu cho việc bảo đảm duy trì hoạt động bình thường tối thiểu của ngân hàng.
Mức chênh lệch này có thể nâng lên về phía nâng trần lãi suất huy động hay nâng trần lãi suất cho vay tùy theo mục tiêu điều chỉnh luồng vốn xã hội, yêu cầu thúc đẩy cạnh tranh và trạng thái thanh toán của hệ thống ngân hàng.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế có tính độc quyền và đầu cơ vốn cao, cần duy trì và khống chế cả hai loại trần, nhất là trần lãi suất cho vay và gia tăng kiểm soát vĩ mô nhằm hạn chế tình trạng buôn bán vốn lòng vòng và tập trung cho vay rủi ro vào lĩnh vực phi sản xuất, từ đó giúp cải thiện nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, cũng như giảm nguy cơ bất ổn hệ thống ngân hàng.
Trần lãi suất trong thời gian tới thế nào?
Thực tế hiện nay cho thấy, việc dỡ bỏ trần lãi suất cho vay sớm, trong khi giữ và khống chế trần lãi suất huy động thấp hơn mức lạm phát, đã khiến các ngân hàng đứng trước cả hai sức ép với tất cả các hệ lụy tiêu cực của chúng:
Một mặt, các ngân hàng chịu sức ép cạnh tranh sức hấp dẫn nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động. Do mức lãi suất huy động trần danh nghĩa thấp, không tuân theo nguyên tắc lãi suất thực dương, khiến các ngân hàng luôn phải tìm các chiêu 'lách luật, lách trần', tạo sự căng thẳng khả năng thanh khoản, buôn bán vốn lòng vòng, thiếu minh bạch và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tín dụng; tức gây cảnh 'mất nhiều hơn được' trong theo đuổi các mục tiêu điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Mặt khác, các ngân hàng chịu sức ép tìm kiếm khách hàng đủ sức chịu lãi vay cao, khiến dòng vốn tín dụng ngân hàng bị dồn tụ, tập trung thái quá bất chấp nguyên tắc an toàn vào một số khách hàng và lĩnh vực kinh doanh, nhất là cho vay phi sản xuất. Theo báo cáo của NHNN, tính đến hết năm 2010, nhiều ngân hàng chủ yếu vẫn là cho vay phi sản xuất. Việc tập trung trứng vào một giỏ kiểu đó sẽ khiến rủi ro tín dụng gia tăng và chủ trương tập trung cho vay sản xuất, nhất là cho vay tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, cũng như cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chỉ là lời hiệu triệu tốt đẹp hay an ủi tinh thần cho những người trong cuộc mà thôi. Hơn nữa, lãi suất cho vay quá cao đang khiến hệ thống doanh nghiệp trở nên nghẹt thở, mất khả năng cạnh tranh, nguy cơ thu hẹp sản xuất, vỡ nợ và giãn thợ, tạo sức ép xã hội tăng cao đang ngày một đậm nét… Vì vậy, việc tái lập và duy trì trần lãi suất cho vay và triển khai các biện pháp đồng bộ khác để bảo vệ các doanh nghiệp và duy trì năng lực, cũng như sự bình ổn lành mạnh thị trường tài chính và nền sản xuất xã hội đang trở nên hiện hữu, cấp thiết hơn.
Trong thời gian tới, do mức lạm phát cao trên thực tế và bảo đảm nguyên tắc lãi suất thực dương để chống lạm phát tiền tệ, cũng như do sức ép thanh khoản của các ngân hàng (nhất là các ngân hàng vừa và nhỏ), cả do mặt trái tác động của việc thu hẹp thị trường vốn bằng vàng và USD khiến gia tăng cầu về tín dụng bằng VND, cho nên nhu cầu duy trì lãi suất tín dụng bằng VND ở mức cao vượt trần 14% của hệ thống ngân hàng sẽ còn tiếp tục ít nhất đến hết quý III-2011, trước khi có dấu hiệu cải thiện hạ dần lãi suất tín dụng ngân hàng thương mại do sức ép lạm phát dịu dần trong thời gian tới.
Thực tế cũng cho thấy, do các chiêu 'lách' trần lãi suất huy động trở nên phổ biến và cả do nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm lên tới 15%, cho nên cần nâng thêm và mềm hóa mức trần lãi suất huy động.
Tóm lại, xác lập trở lại trần lãi suất cho vay và nâng trần lãi suất huy động, điều hành mềm dẻo có nguyên tắc để từng bước tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn cả hai loại trần lãi suất là việc cần làm và làm tốt hơn trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội mà Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã nêu…
Theo Nhandan
Ý kiến ()