Chung quanh bữa ăn cho học sinh bán trú ở thành phố Lào Cai
Bữa ăn trưa của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám, TP Lào Cai. Bữa ăn trưa của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám, TP Lào Cai. Do cách làm vội vàng, thiếu dân chủ, cho nên việc sử dụng cơm hộp nấu bằng phương pháp công nghiệp ở Trường tiểu học Lê Văn Tám, TP Lào Cai đã gây xáo trộn, lo lắng trong phụ huynh và học sinh. Vì vậy, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bảo đảm bữa ăn cho học sinh trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh, không được ép buộc.Sự việc bắt đầu từ Trường tiểu học Lê Văn Tám, ở phường Kim Tân, TP Lào Cai. Từ năm 2006 đến nay, phụ huynh học sinh tổ chức đóng góp mua dụng cụ và thực phẩm, thuê cô nuôi nấu nướng, cung cấp bữa ăn trưa ngay tại lớp cho học sinh. Nhưng từ ngày 12-9, Ban Giám hiệu Trường tiểu học Lê Văn Tám ngừng nấu ăn tại trường, chuyển sang sử dụng cơm hộp do Công ty TNHH Thùy Dung cung cấp. Theo cô giáo Triệu Thị Trà, Hiệu...
|
Sự việc bắt đầu từ Trường tiểu học Lê Văn Tám, ở phường Kim Tân, TP Lào Cai. Từ năm 2006 đến nay, phụ huynh học sinh tổ chức đóng góp mua dụng cụ và thực phẩm, thuê cô nuôi nấu nướng, cung cấp bữa ăn trưa ngay tại lớp cho học sinh. Nhưng từ ngày 12-9, Ban Giám hiệu Trường tiểu học Lê Văn Tám ngừng nấu ăn tại trường, chuyển sang sử dụng cơm hộp do Công ty TNHH Thùy Dung cung cấp. Theo cô giáo Triệu Thị Trà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám, việc dừng nấu ăn là theo chủ trương của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) TP Lào Cai, nhằm bảo đảm an toàn cháy nổ, vì diện tích nhà bếp hẹp, các bình ga rất lớn để ngay sát nơi nấu nướng. Người nấu ăn là các cô nuôi thuê từ bên ngoài, nguồn cung ứng thực phẩm mua từ các chợ trên địa bàn nên khó kiểm soát, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, việc sử dụng cơm hộp của Công ty TNHH Thùy Dung thay thế cơm nấu theo cách truyền thống tại Trường tiểu học Lê Văn Tám vấp phải sự phản ứng quyết liệt của một bộ phận phụ huynh học sinh. Lý do phụ huynh đưa ra là: cơm và thức ăn nấu từ địa điểm cách xa sáu, bảy km, qua nhiều lần chia nên không bảo đảm độ nóng sốt, giá lại đắt, nhất là nguồn nước sử dụng để nấu ăn không an toàn vì ở khu vực bãi thải quặng a-pa-tít… Nhiều phụ huynh đã buộc phải đưa, đón con về ăn cơm nhà. Theo thống kê của Ban Giám hiệu Trường tiểu học Lê Văn Tám, đến ngày 12-10, tại đây còn 375 trong tổng số 1.256 học sinh đăng ký suất ăn cơm hộp, riêng lớp 2A4 (hơn 20 học sinh), cha, mẹ học sinh cắt cử, thay nhau nấu cơm chung ở bên ngoài rồi mang vào trường cho con ăn tại lớp, còn lại khoảng hơn 800 học sinh đi về ăn cơm tại nhà, sau đó đến lớp để học buổi chiều. Việc ăn, nghỉ của học sinh không tập trung như vậy gây nhiều khó khăn cho việc đưa đón, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho các cháu.
Theo chủ trương của Phòng GD và ĐT thành phố Lào Cai, năm học này sẽ tiến hành tổ chức bữa ăn được cung cấp bởi một đầu mối ổn định, chế biến theo phương pháp chuyên nghiệp, tập trung. Doanh nghiệp được lựa chọn là Công ty TNHH Thùy Dung, có trụ sở đóng tại TP Lào Cai. Theo đó, hơn mười trường tiểu học trên địa bàn sẽ dừng nấu ăn tại trường, chuyển sang sử sụng cơm hộp nấu tập trung. Tuy nhiên, khi đang thực hiện thí điểm tại Trường tiểu học Lê Văn Tám thì không được sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh. Trước tình hình đó, ngày 7-10, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai Đỗ Trường Giang đã trực tiếp chủ trì buổi làm việc với đại diện Phòng GD và ĐT, hiệu trưởng, đại diện ban phụ huynh các trường tiểu học trên địa bàn và đại diện một số cơ quan báo chí, nhằm giải quyết các vướng mắc trên. Theo kết luận của UBND thành phố, UBND các phường có trách nhiệm phối hợp Ban Giám hiệu các trường tiểu học và cơ quan chức năng như phòng cháy, chữa cháy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Địa chính, Môi trường tiến hành tổng kiểm tra cơ sở vật chất sử dụng cho việc nấu ăn bán trú tại các nhà trường trên địa bàn. Qua kiểm tra, nếu đủ các điều kiện quy định thì tổ chức nấu ăn tại trường, tránh gián đoạn, gây khó khăn cho việc ăn, nghỉ tại lớp buổi trưa của học sinh. Trường nào không bảo đảm các điều kiện để nấu ăn tại chỗ thì phụ huynh học sinh tự thỏa thuận, ký hợp đồng mua cơm cho con em mình, bảo đảm được ăn, nghỉ trưa tại trường. Doanh nghiệp cung cấp cơm hộp cho học sinh phải bảo đảm chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý.
Theo phản ánh của một số phụ huynh học sinh tại cuộc làm việc ngày 7-10, phóng viên Báo Nhân Dân đã đến tìm hiểu tại Công ty TNHH Thùy Dung, tại tổ 30, phường Bắc Cường (TP Lào Cai). Cơ sở này có đủ hồ sơ pháp lý hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống như: Giấy phép đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm nước, giấy chứng nhận sản xuất rau theo quy trình rau an toàn… Công ty đã đầu tư khoảng 10 tỷ đồng khoan nước giếng ngầm, làm nhà lưới trồng rau quả, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, gà… để cung cấp nguồn thực phẩm ổn định tại chỗ; đồng thời lắp đặt hệ thống bể chứa, lọc nước RO, hệ thống nồi hơi nấu cơm, hộp xốp giữ nhiệt và xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển cơm, thức ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bà Phùng Thùy Dung, Giám đốc công ty cho biết, về chất lượng và giá cả một suất cơm hộp là tương đương với suất cơm do phụ huynh nấu tại trường. Lợi nhuận của doanh nghiệp nằm ở khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu vào là rau, quả và thực phẩm do chăn nuôi của doanh nghiệp làm ra.
Sau cuộc làm việc của UBND thành phố Lào Cai, bức xúc trong phụ huynh học sinh đã lắng dịu, việc tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh các trường tiểu học ở TP Lào Cai đã đi vào ổn định. Bài học rút ra ở đây là phải thật sự tôn trọng nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác xã hội hóa giáo dục, khi liên quan trực tiếp đến sức khỏe và học tập của học sinh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()