Chưa có giải pháp cho khủng hoảng Xy-ri
Các đại biểu tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. ( Ảnh: Xinhua News Agency )Hội nghị quốc tế tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) dù đã thỏa thuận việc thành lập chính phủ lâm thời liên hiệp ở Xy-ri, song vẫn cho thấy quan điểm "ông chẳng bà chuộc" giữa các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, khi không đề cập "số phận" của Tổng thống B.Át-xát. Tình trạng bế tắc này tiếp tục là "bóng đen" cản trở việc tìm một giải pháp thật sự cho Xy-ri.Hội nghị quốc tế về Xy-ri đã tán thành kế hoạch của Đặc phái viên chung LHQ - Liên đoàn A-rập (AL) C.An-nan, theo đó kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Xy-ri trên cơ sở đồng thuận chung. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và phương Tây, bên kia là Nga và Trung Quốc tại Hội nghị lần này vẫn chưa giúp tìm ra một giải pháp rõ ràng đối với tiến trình chính trị vốn rất phức tạp ở Xy-ri. Sự "mập mờ" về "số phận" của Tổng thốngÁt-xát khiến Mỹ tuyên bố, Hội nghị mở ra "một tương lai không có Tổng...
Các đại biểu tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. ( Ảnh: Xinhua News Agency ) |
Hội nghị quốc tế về Xy-ri đã tán thành kế hoạch của Đặc phái viên chung LHQ – Liên đoàn A-rập (AL) C.An-nan, theo đó kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Xy-ri trên cơ sở đồng thuận chung. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và phương Tây, bên kia là Nga và Trung Quốc tại Hội nghị lần này vẫn chưa giúp tìm ra một giải pháp rõ ràng đối với tiến trình chính trị vốn rất phức tạp ở Xy-ri. Sự “mập mờ” về “số phận” của Tổng thống
Át-xát khiến Mỹ tuyên bố, Hội nghị mở ra “một tương lai không có Tổng thống Át-xát”. Pháp nhấn mạnh, Hội nghị bàn về một cuộc chuyển giao chính trị tại Xy-ri, với hàm ý Tổng thống Át-xát phải từ chức. Ngược lại, Nga và Trung Quốc đều khẳng định, người dân Xy-ri sẽ quyết định cách thức thực hiện quá trình chuyển tiếp, chứ không phải bên ngoài định đoạt số phận của họ. Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp cho rằng, vấn đề ra đi của ông Át-xát “hoàn toàn không xuất phát từ kế hoạch nêu ra tại Hội nghị”. Mát-xcơ-va và Bắc Kinh tiếp tục khẳng định khả năng Tổng thống Át-xát tham gia chính phủ chuyển tiếp ở Xy-ri.
Văn bản của thỏa thuận quốc tế không đề cập “sự ra đi” của Tổng thống Át-xát được giới quan sát chính trị cho rằng, đây là sự nhượng bộ của phương Tây đối với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp L.Pha-bi-út lại khẳng định, văn bản này đã gợi ý rằng ông Át-xát phải từ chức và phe đối lập sẽ không chấp nhận một chính phủ chuyển tiếp có ông Át-xát. Pháp còn cảnh báo có thể sẽ đề nghị HĐBA xem xét lại Chương 7 của Hiến chương LHQ. Thực chất, Pa-ri muốn bóng gió đe dọa về các hành động trừng phạt, hoặc can thiệp quân sự chống Xy-ri.
Bất chấp nỗ lực quốc tế tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Xy-ri, lực lượng đối lập ở nước này ngay lập tức bác bỏ kế hoạch hòa bình của LHQ. Phe đối lập tuyên bố không thỏa hiệp với Tổng thống Át-xát. Trong lúc các cường quốc tranh cãi căng thẳng về vấn đề Xy-ri, bạo lực vẫn tiếp diễn trên khắp các vùng lãnh thổ nước này. Ngày 1-7, phe đối lập ở Xy-ri kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí cho phong trào chống chính quyền Đa-mát để giúp họ nhanh chóng loại bỏ chế độ Tổng thống Át-xát. Trong khi đó, vừa tiếp sức lực lượng đối lập Xy-ri, các thế lực bên ngoài vừa gây sức ép đối với chính quyền Tổng thống Át-xát. Kể từ sau vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ “vô tình” xâm nhập không phận Xy-ri và gây tranh cãi nảy lửa giữa hai nước láng giềng, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều một lượng lớn pháo cao xạ, xe bọc thép và các đơn vị bộ binh triển khai dọc biên giới với Xy-ri. Máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục quần đảo khu vực biên giới giữa hai nước.
Sứ mệnh hòa bình của Đặc phái viên C.An-nan đang lâm vào bế tắc khi giao tranh đẫm máu giữa các phe phái ở Xy-ri lan rộng trên khắp các vùng lãnh thổ, có nguy cơ đẩy quốc gia Trung Đông này vào cuộc nội chiến toàn diện. Nhóm liên lạc quốc tế về Xy-ri đã thành công trong việc đưa cả Mỹ và Nga vào chung một “sân chơi” tìm lời giải cho bài toán khủng hoảng Xy-ri, song lại thất bại trong việc đưa ra một giải pháp rõ ràng. Việc Mỹ và phương Tây tiếp tục công khai đòi Tổng thống Át-xát phải ra đi thêm một lần nữa khẳng định “quyết tâm” của các thế lực bên ngoài muốn can thiệp để “kịch bản Xy-ri” diễn ra theo hướng họ đã vạch ra. Những diễn biến ở Xy-ri cho thấy, phe đối lập không bỏ lỡ cơ hội nào để kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Theo các nhà phân tích, Hội nghị Giơ-ne-vơ vừa qua tiếp tục cho thấy bằng chứng rõ ràng về mưu đồ “can thiệp và lật đổ” của Mỹ và phương Tây đối với Xy-ri. Những “bàn tay” can thiệp sẽ chỉ khiến tình hình Xy-ri ngày càng rối ren, phức tạp, đẩy quốc gia Trung Đông này vào cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả ở Li-bi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()