Kết quả qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng cán bộ, công chức đã từng bước nâng cao, giúp cán bộ, công chức có kỹ năng, kiến thức chuyên môn, chính trị, xã hội, hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao. So với năm 2006, số cán bộ, công chức cấp tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng tăng 126%; được đào tạo trình độ lý luận chính trị tăng 303%; với cấp huyện, số cán bộ được đào tạo chuyên môn tăng 126%, đào tạo về trình độ lý luận chính trị tăng 342%. Tuy nhiên, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Theo ông Phạm Tuấn Tú, Trưởng phòng cải cách hành chính, Sở Nội vụ, việc đào tạo, bồi dưỡng, việc cử cán bộ, công chức đi học của các cơ quan, đơn vị còn tràn lan, chưa thực sự sát với nhu cầu của công việc. Cơ quan chuyên môn, các cơ sở đào tạo của tỉnh chưa chủ động, phối hợp trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao; nội dung đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ tập trung vào quản lý nhà nước, lý luận chính trị, an ninh- quốc phòng, tin học, ngoại ngữ, còn nhiều lĩnh vực chưa đào tạo như kỹ năng quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại, du lịch… Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, ngành nội vụ sẽ tích cực tham mưu, thực hiện tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với chất lượng sau đào tạo, mở rộng nội dung đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở nhu cầu thiết thực của công việc, nhu cầu người học. Trong quá trình thực hiện, phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị để quản lý chặt chẽ việc học tập, rèn luyện của cán bộ, công chức. Từ đó, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
LSO-Để thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, trước hết phải có một đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có chất lượng: có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp… Trong khi đó, thực tế những năm qua cho thấy, không ít cơ quan, đơn vị, nhiều cán bộ, công chức chưa đáp ứng nhu cầu công việc được giao, ảnh hưởng đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Trước thực tế đó, nhằm tiếp tục triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ, ngày 4/8/2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 05/-NQ-TU về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo. Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Các ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh tham gia tập huấn
Thực hiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, UBND tỉnh có kế hoạch về đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo từng giai đoạn và kế hoạch hàng năm. Là cơ quan tham mưu, thực hiện, Sở Nội vụ đã thực hiện tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng bám sát các quyết định phê duyệt kế hoạch của Chính phủ, kế hoạch của tỉnh. Để thực hiện đào tạo có hiệu quả, Sở chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo. Theo đó, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đã cơ bản xuất phát từ tình hình, nhu cầu công việc của các đơn vị, sở, ngành, địa phương. Hình thức đào tạo được đa dạng hóa, có lớp dài hạn, lớp ngắn hạn, thời gian đào tạo tập trung hoặc không tập trung… Bên cạnh đó, các lớp đào tạo, bồi dưỡng còn được xem xét, bố trí lịch học phù hợp đối với các đối tượng theo học để thu hút các học viên, tạo điều kiện cho các học viên vừa đảm bảo việc học tập, vừa thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị. Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hàng chục nghìn lượt cán bộ, công chức đi học, trong đó, năm 2010, toàn tỉnh mở 72 lớp cho hơn 5 nghìn học viên, năm 2011 mở 27 lớp cho 1.346 học viên, trong 9 tháng đầu năm 2012 mở 53 lớp bồi dưỡng cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, 2 lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước cho chuyên viên, chuyên viên chính và cử nhiều cán bộ đi đào tạo sau đại học. Riêng tổng kinh phí thẩm định chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút theo Quyết định 28/QĐ-UBND cho công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2012 là hơn 1,3 tỷ đồng.
Kết quả qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng cán bộ, công chức đã từng bước nâng cao, giúp cán bộ, công chức có kỹ năng, kiến thức chuyên môn, chính trị, xã hội, hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao. So với năm 2006, số cán bộ, công chức cấp tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng tăng 126%; được đào tạo trình độ lý luận chính trị tăng 303%; với cấp huyện, số cán bộ được đào tạo chuyên môn tăng 126%, đào tạo về trình độ lý luận chính trị tăng 342%. Tuy nhiên, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Theo ông Phạm Tuấn Tú, Trưởng phòng cải cách hành chính, Sở Nội vụ, việc đào tạo, bồi dưỡng, việc cử cán bộ, công chức đi học của các cơ quan, đơn vị còn tràn lan, chưa thực sự sát với nhu cầu của công việc. Cơ quan chuyên môn, các cơ sở đào tạo của tỉnh chưa chủ động, phối hợp trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao; nội dung đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ tập trung vào quản lý nhà nước, lý luận chính trị, an ninh- quốc phòng, tin học, ngoại ngữ, còn nhiều lĩnh vực chưa đào tạo như kỹ năng quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại, du lịch… Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, ngành nội vụ sẽ tích cực tham mưu, thực hiện tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với chất lượng sau đào tạo, mở rộng nội dung đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở nhu cầu thiết thực của công việc, nhu cầu người học. Trong quá trình thực hiện, phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị để quản lý chặt chẽ việc học tập, rèn luyện của cán bộ, công chức. Từ đó, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
Lâm Như
Ý kiến ()