LSO-Lạng Sơn được đánh giá là tỉnh có tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại, nhưng các khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao không nhiều; trong số các loại khoáng sản ở tỉnh ta thì đá vôi và bauxite là có trữ lượng và hàm lượng tương đối lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến môi trường vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra, giám sát hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH chế biến khoáng sản và luyện kim Hâm ThiênTheo số liệu thống kê, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 80 tổ chức hoạt động khoáng sản với 96 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2000 – 2011, các đơn vị đã khai thác được trên 26 triệu tấn khoáng sản, xuất...
LSO-Lạng Sơn được đánh giá là tỉnh có tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại, nhưng các khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao không nhiều; trong số các loại khoáng sản ở tỉnh ta thì đá vôi và bauxite là có trữ lượng và hàm lượng tương đối lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến môi trường vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra, giám sát hệ thống xử lý nước thải
tại Công ty TNHH chế biến khoáng sản và luyện kim Hâm Thiên
Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 80 tổ chức hoạt động khoáng sản với 96 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2000 – 2011, các đơn vị đã khai thác được trên 26 triệu tấn khoáng sản, xuất khẩu đạt trên 420.000 tấn, đóng góp vào ngân sách tỉnh trên 240 tỷ đồng. Có thể nói, lợi ích kinh tế trong khai thác khoáng sản đã được khẳng định. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản luôn có tác động đến môi trường và để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của nó, các tổ chức, cá nhân xin khai thác khoáng sản phải được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn theo quy định, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hàng năm. Tất cả các điểm mỏ quy mô, có công suất lớn phải xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản nhằm giảm thiểu, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Nhưng trên thực tế, không phải đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản nào cũng thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Từ năm 2000 – 2011, cơ quan chuyên môn đã thực hiện 428 lượt thanh, kiểm tra về lĩnh vực khoáng sản và bảo vệ môi trường, xử phạt hành chính 84 tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thu nộp ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2011, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tạm ngừng cấp giấy phép khai thác khoáng sản để tăng cường công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực khoáng sản và bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện 152 lượt thanh tra, kiểm tra về khoáng sản và bảo vệ môi trường trên đại bàn. Riêng 3 tháng đầu năm 2012, qua kiểm tra, giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại 7 mỏ và điểm mỏ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh thì có 6 điểm mỏ chưa nghiêm túc thực hiện các quy định về đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường như: khói bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh; chưa có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, việc hoàn thổ còn chậm, hàng năm chưa thực hiện quan trắc môi trường…. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát, sỏi trên các dòng sông Kỳ Cùng, sông Trung, sông Thương vẫn diễn ra đã làm ô nhiễm nguồn nước, khiến cho nước các con sông nhuộm một màu vàng đục, nguy cơ sạt lở quanh các dòng sông, suối tăng lên…
Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản chủ yếu xảy ra ở các dạng: khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép; khai thác không đúng vị trí, khu vực được cấp phép; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp… Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về khoáng sản chưa thật sự sâu rộng. Thêm nữa, chính quyền một số địa phương còn buông lỏng trong công tác quản lý, nên đã dẫn đến tình trạng khoáng sản bị khai thác bừa bãi nhiều năm, gây tác hại lớn về môi trường nhưng vẫn không được chấn chỉnh (đơn cử như khai thác đá trái phép ở xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng). Cùng với đó, do lợi nhuận lớn từ khai thác khoáng sản nên nhiều đơn vị đã bỏ qua mọi biện pháp bảo vệ môi trường khi khai thác. Thậm chí, một số đơn vị tuy không đủ năng lực tài chính, công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu, thiếu đồng bộ nhưng vẫn hoạt động, khiến cho môi trường càng bị huỷ hoại nghiêm trọng hơn, như làm ô nhiễm hệ thống nước mặt, nước ngầm, làm suy thoái đất nông nghiệp, phá vỡ cảnh quan và hệ sinh thái…
Hoạt động chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Cai Kinh (Hữu Lũng)
Khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường là 2 lĩnh vực luôn đối nghịch với nhau, đã khai thác khoáng sản thì không thể tránh khỏi huỷ hoại môi trường. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường khi khai thác khoáng sản, phía cơ quan quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản cần bám sát, tăng cường công tác thanh, kiểm tra trên thực địa, phối hợp với đơn vị khai thác tìm và đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường trong từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, các đơn vị khai thác khoáng sản cần thực hiện nghiêm túc việc theo dõi được mức độ ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến môi trường thông qua quan trắc môi trường hàng năm; chú trọng đầu tư về công nghệ khai thác để bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản bền vững.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()