Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kiểm tra việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Hà Nội
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN) Sáng 27-2, Đoàn công tác của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dẫn đầu, đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP Hà Nội nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai tổ chức lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.Tham gia Đoàn công tác, có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH; Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng QH.Sau khi nghe báo cáo công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của TP Hà Nội, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến biểu dương những kết quả bước...
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN) |
Tham gia Đoàn công tác, có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH; Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng QH.
Sau khi nghe báo cáo công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của TP Hà Nội, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến biểu dương những kết quả bước đầu trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội. Thời gian qua, Hà Nội đã làm tốt việc quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, QH, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản này đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng, xây dựng kế hoạch và tổ chức thu thập, tổng hợp nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lưu ý thành phố tổng hợp và ghi nhận các ý kiến đóng góp, nhưng cần chú ý đánh giá, phân tích, nắm vững tình hình; đấu tranh, kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền, vận động người dân vào các mục đích cá nhân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, TP Hà Nội cần tổng hợp, chọn lựa những nội dung cụ thể, phù hợp đặc thù nhóm đối tượng, lĩnh vực, ngành… để lấy ý kiến tại cơ sở. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần được tổ chức quy mô rộng hơn, thể hiện tính dân chủ, công khai, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là công việc trọng đại của quốc gia, được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quan tâm, ưu tiên thực hiện, nhằm tạo sự nhất trí cao về mặt chính trị, pháp lý trong toàn xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ đối với công việc của đất nước. Việc lấy ý kiến phải tổ chức theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng. Thông qua tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhằm thể hiện sự trân trọng, lắng nghe tất cả các ý kiến khác nhau, từ đó chắt lọc, tổng hợp tinh hoa trí tuệ và ý chí của đông đảo người dân. Quá trình tổ chức lấy ý kiến còn là đợt sinh hoạt, phổ biến pháp lý để mọi người dân hiểu một cách sâu sắc về quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, quyền lực nhà nước.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, khẳng định: Các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô coi việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý đặc biệt, sâu rộng, góp phần xây dựng dự thảo chất lượng, hoàn thiện bộ luật gốc của quốc gia từ đòi hỏi thực tiễn của đất nước. Thành phố đặt quyết tâm cao, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của QH trong đợt lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo Nhandan
Ý kiến ()