Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Ngày 4-1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở" làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa X) "Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội" và Nghị quyết T.Ư 5 (khoá IX) "Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn".Cùng dự buổi làm việc, có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư kiêm Bộ trưởng Tài chính; Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội.Báo cáo của Thành ủy Hà Nội nêu rõ, thành phố thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) trong bối cảnh đặc thù. Đó là...
Cùng dự buổi làm việc, có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư kiêm Bộ trưởng Tài chính; Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội.
Báo cáo của Thành ủy Hà Nội nêu rõ, thành phố thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) trong bối cảnh đặc thù. Đó là vừa phải sắp xếp kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo nghị quyết này, vừa phải sắp xếp, ổn định bộ máy theo Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Tuy nhiên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, dân chủ, nghiêm túc, cho nên việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị đạt kết quả tốt. Tuy vậy, trong quá trình triển khai vẫn gặp một số khó khăn, như việc sáp nhập một số đơn vị chưa hợp lý, làm giảm tiềm năng, thế mạnh, gây khó khăn nhất định cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ…
Sau mười năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo bước chuyển biến mới về chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Tổ chức hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn. Mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức ngày càng chặt chẽ, bài bản, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, đơn vị… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết còn một số hạn chế, khiếm khuyết như hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở trên các lĩnh vực như quản lý đất đai, đô thị, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông… Một số cán bộ còn biểu hiện thái độ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc buông lỏng quản lý, vi phạm kỷ luật, gây bức xúc dư luận. Công tác giám sát của MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở trong những lĩnh vực nhất định chưa cao, vai trò phản biện, giám sát còn yếu. Tại các xã, phường, thị trấn, mặc dù công tác cán bộ đã được quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thời kỳ mới…
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề xuất Trung ương bốn nhóm giải pháp về chức năng, nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và về chế độ chính sách… để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao kết quả triển khai hai nghị quyết của Đảng bộ TP Hà Nội. Đồng chí nhấn mạnh, Đề án “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” có vai trò quan trọng, liên quan đến đề án cải cách tiền lương và vấn đề nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy chính trị. Vấn đề đặt ra là phải tinh gọn bộ máy, nhưng vẫn bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Mục đích của Đề án là giải đáp những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống, đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phù hợp với thực tiễn tình hình nước ta nhưng phải mang tính phổ quát, gắn kết với sự vận động không ngừng của thế giới. Từ kinh nghiệm, những kiến nghị của Hà Nội, Ban chỉ đạo Đề án sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những vấn đề về biên chế, chế độ, chính sách đối với cán bộ; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên tại nơi cư trú; tiêu chí của loại hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn; chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, mô hình của chi bộ Đảng tại các khu dân cư… Đặc biệt, nghiên cứu các giải pháp để khắc phục tình trạng hành chính hóa hoạt động của các đoàn thể chính trị- xã hội, đồng thời nâng cao vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các đoàn thể chính trị, để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()