Ngày 20-12, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu các học giả quốc tế sang Việt Nam dự Hội thảo khoa học quốc tế "Lý luận Mác-xít và thực tiễn thế giới ngày nay", Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Các học giả quốc tế nghiên cứu về chủ nghĩa Mác đánh giá cao Việt Nam đã thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng CS; khẳng định Việt Nam là một hình mẫu triển khai sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần được nghiên cứu, tổng kết. Các học giả cũng nêu ra một số vấn đề mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó nhấn mạnh việc cần làm tốt công tác lý luận tư tưởng đối với thế hệ trẻ, cải tiến phương thức giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong nhà trường. Một số học giả chia sẻ kết quả...
Ngày 20-12, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu các học giả quốc tế sang Việt Nam dự Hội thảo khoa học quốc tế “Lý luận Mác-xít và thực tiễn thế giới ngày nay”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các học giả quốc tế nghiên cứu về chủ nghĩa Mác đánh giá cao Việt Nam đã thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng CS; khẳng định Việt Nam là một hình mẫu triển khai sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần được nghiên cứu, tổng kết. Các học giả cũng nêu ra một số vấn đề mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó nhấn mạnh việc cần làm tốt công tác lý luận tư tưởng đối với thế hệ trẻ, cải tiến phương thức giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong nhà trường. Một số học giả chia sẻ kết quả nghiên cứu về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ 21 ở Vê-nê-xu-ê-la, vấn đề xây dựng nền kinh tế tri thức, củng cố vai trò của giai cấp công nhân; nhấn mạnh bài học kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là không thể duy ý chí, áp đặt từ trên xuống, kế hoạch hóa tập trung, mà phải tôn trọng quyền lợi của nhân dân, phải xuất phát từ thực tiễn từng nước chứ không phải lý luận thuần túy.
Nêu quan điểm từ góc nhìn của Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Việt Nam nhận thức rất rõ rằng, phải trung thành với chủ nghĩa Mác, đồng thời phải nhận thức đúng đắn và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước mình. Hiện nay, nhiều nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội hoặc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, việc vận dụng chủ nghĩa Mác có khác nhau là tất yếu, vì thế sự khác nhau này cần được nghiên cứu, trao đổi. Chủ tịch nước khẳng định, trong quá trình phát triển, Việt Nam đã đúc rút bài học thực tiễn từ các nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng quan tâm là làm sao phải giữ vững thành quả cách mạng và tiếp tục xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Như Lê-nin đã nói: Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Do vậy, Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu vấn đề xây dựng Đảng. Đảng là hạt nhân lãnh đạo, vì vậy phải xây dựng Đảng vững mạnh, luôn được nhân dân tín nhiệm. Muốn vững vàng đi lên chủ nghĩa xã hội thì Đảng lãnh đạo phải trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phải có đường lối, chủ trương phù hợp với nhân dân. Chủ tịch nước khẳng định, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm công bằng cho toàn xã hội. Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi đây là con đường sẽ đem lại tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mong các học giả quốc tế tiếp tục nghiên cứu sâu về những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và một số nước khác để góp phần hoàn thiện hơn lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, bằng những kiến thức và thực tiễn của mình, các học giả tham gia đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của một số thế lực thù địch và chủ nghĩa tư bản, dùng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, cách mạng màu để lật đổ chủ nghĩa xã hội, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, chia rẽ đoàn kết quốc tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()