Trước những tác động của BĐKH, UBND tỉnh đã xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1- chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy tổ chức, cơ chế chính sách; giai đoạn 2 (2011- 2015)- triển khai hoạt động ngắn hạn và trung hạn; giai đoạn 3 (sau 2015)- phát triển. Cụ thể, tỉnh quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất; nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền và phổ biến kiến thức về BĐKH và các biện pháp ứng phó của ngành nông nghiệp; xây dựng hệ thống cơ chế chính sách về ứng phó với BĐKH và lồng ghép với các chương trình, dự án trọng điểm của ngành này. Cùng với việc quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước phục vụ cho phát triển bền vững, tỉnh tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng thích ứng với BĐKH; giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải cũng như đảm bảo hệ thống giao thông thông suốt; bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển và sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý hiệu quả đối với các chất thải, góp phần giảm nhẹ phát khí thải nhà kính phát sinh từ các cơ sở phát thải và các công trình xử lý chất thải trên địa bàn; nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua nhiều hình thức phù hợp về tác động của BĐKH và biện pháp ứng phó. Tỉnh cũng xây dựng các danh mục dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH. Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên ứng phó với BĐKH là tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH, sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tài nguyên nước, cơ sở hạ tầng và môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng. Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, để chủ động ứng phó với BĐKH thì cùng với việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động trên, điều quan trọng hơn hết là cần thay đổi nhận thức của người dân đối với BĐKH để mỗi người đều có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng những hành động thiết thực nhất.
LSO-Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7độ C, mực nước biển dâng 20cm. Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới với vị trí địa lý và địa hình đặc thù nên đã chịu nhiều tác động của BĐKH, bão lụt, hạn hán diễn ra khắc nghiệt hơn trước. Trước tình hình đó, tỉnh đã có kế hoạch, những giải pháp cụ thể nhằm chủ động phòng tránh và giảm thiểu hiểm họa do BĐKH gây ra.
Các lực lượng chức năng tham gia tập huấn phòng chống
lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2012 – Ảnh: Khánh Ly
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, BĐKH khiến một số ngành, lĩnh vực ở Lạng Sơn dễ bị tổn thương nhất là: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, tài nguyên đất, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú, nhất là cộng đồng dân cư sống gần khu vực gần các sông, hồ và miền núi của tỉnh. Qua theo dõi số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… trong hàng chục năm qua đã nhận thấy những dấu hiệu về BĐKH. Nền nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ tối cao của các trạm có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng có sự chênh lệch giữa các nơi; nhưng cũng có thời gian nhiệt độ xuống thấp gây rét đậm rét hại, ảnh hưởng đến mùa màng và vật nuôi. Đặc biệt là vào dịp cuối năm, đợt rét có cường độ lớn và thời gian kéo dài nên rất nhiều gia súc, gia cầm bị chết rét. Các huyện bị thiệt hại lớn là Chi Lăng, Cao Lộc, Bình Gia, Tràng Định. Chuỗi số liệu lượng mưa cũng diễn biến khá thất thường; không theo quy luật và rất khác nhau tại các trạm. Chế độ mưa cũng khác thường, nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa, gây lũ quét và sạt lở đất. Ngược lại, lượng nước tại các sông, suối, ao hồ có xu hướng suy giảm, gây hạn hán, ô nhiễm nguồn nước. Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất từ 50- 80 lần…
Ra quân tuyên truyền bảo vệ môi trường
Trước những tác động của BĐKH, UBND tỉnh đã xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1- chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy tổ chức, cơ chế chính sách; giai đoạn 2 (2011- 2015)- triển khai hoạt động ngắn hạn và trung hạn; giai đoạn 3 (sau 2015)- phát triển. Cụ thể, tỉnh quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất; nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền và phổ biến kiến thức về BĐKH và các biện pháp ứng phó của ngành nông nghiệp; xây dựng hệ thống cơ chế chính sách về ứng phó với BĐKH và lồng ghép với các chương trình, dự án trọng điểm của ngành này. Cùng với việc quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước phục vụ cho phát triển bền vững, tỉnh tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng thích ứng với BĐKH; giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải cũng như đảm bảo hệ thống giao thông thông suốt; bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển và sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý hiệu quả đối với các chất thải, góp phần giảm nhẹ phát khí thải nhà kính phát sinh từ các cơ sở phát thải và các công trình xử lý chất thải trên địa bàn; nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua nhiều hình thức phù hợp về tác động của BĐKH và biện pháp ứng phó. Tỉnh cũng xây dựng các danh mục dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH. Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên ứng phó với BĐKH là tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH, sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tài nguyên nước, cơ sở hạ tầng và môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng. Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, để chủ động ứng phó với BĐKH thì cùng với việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động trên, điều quan trọng hơn hết là cần thay đổi nhận thức của người dân đối với BĐKH để mỗi người đều có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng những hành động thiết thực nhất.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()